Thành lập công ty Logistics vốn nước ngoài – Những điều cần biết năm 2023

Thành lập công ty Logistics 100 vốn nước ngoài hiện đang xu hướng hiện nay. Với sự phát triển của các hoạt động thương mại quốc tế và các chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp Logistics vốn nước ngoài đã trở thành một phần quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của các công ty trong nước.

Với hàng chục năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khách hàng ở mọi lĩnh vực, Việt Luật xin gửi đến quý bạn đọc những quy định cần nắm trong bài viết dưới đây.

Thành lập công ty logistic vốn nước ngoài

Mục lục

Căn cứ pháp lý quy định điều kiện thành lập công ty Logistics 100 vốn nước ngoài (áp dụng từ 27/07/2023)

  • Biểu cam kết WTO;
  • Luật đầu tư 2020;
  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định và thông tưcó liên quan.

Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, bất kỳ hoạt động nào cũng phải tuân thủ :

  • Pháp luật Đầu tư, Doanh nghiệp;
  • Điều kiện tiếp cận thị trường và các văn bản hướng dẫn khác;
  • Vì Logistics là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cho nên bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện liên quan khi đi vào hoạt động kinh doanh.

 Điều kiện và tỷ lệ vốn góp theo như biểu cam kết WTO để định hướng kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu và năng lực tài chính của mình.

Hoặc tham khảo thêm tại HỆ THỐNG THÔNG TIN QUỐC GIA VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

STT Ngành, nghề Hình thức đầu tư Tỷ lệ vốn góp
1 Dịch vụ kho bãi – CPC 742 Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam 100
2 Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa – CPC 748 Thành lập 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam 100
3 Dịch vụ xếp dỡ container (hỗ trợ vận tải biển) – CPC 7411 Thành lập doanh nghiệp liên doanh  với Nhà đầu tư Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam 50
4 Dịch vụ chuyển phát – CPC 7512 Thành lập 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam 100
5 Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ – CPC 7123 Thành lập doanh nghiệp liên doanh  với Nhà đầu tư Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam

100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam

51
6 Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt – CPC 7412 Thành lập doanh nghiệp liên doanh  với Nhà đầu tư Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam 49
7  Dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy nội địa – CPC 7222 Thành lập doanh nghiệp liên doanh  với Nhà đầu tư Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam 51
8 Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển (trừ đường thủy nội địa) – CPC 7211, 7212 Được phép thành lập liên doanh, thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên các tàu biển treo cờ Việt Nam. Thuyền trưởng và thuyền phó thứ nhất phải là người Việt Nam

Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp

49

Trình tự, thủ tục thành lập công ty Logistics 100 vốn nước ngoài (kể từ ngày 27/07/2023)

Cách 1: Đăng ký thực hiện dự án đầu tư – Thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định pháp lý có liên quan và hướng dẫn khách chuẩn bị hồ sơ

Tài liệu cần cung cấp:
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu của nhà đầu tư (đầy đủ các trang)
  • Bản sao kê hợp pháp số dư tài khoản của ngân hàng tối thiểu bằng số vốn đầu tư tại công ty.
  • Hợp đồng thuê văn phòng và các tài liệu khác có liên quan (01 bản).
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế
  • Giấy phép kinh doanh và Danh sách giám đốc (02 bản)
  • Báo cáo tài chính (có kiểm toán) 2 năm gần nhất hoặc chứng thư ngân hàng (01 bản)
  • Hộ chiếu của người đại diện ủy quyền phần vốn góp tại Việt Nam (03 bản)
  • Đề xuất dự án đầu tư (01 bản)
  • Hợp đồng thuê văn phòng và bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơi thuê (đối với nhà trệt) hoặc giấy tờ chứng minh địa chỉ kinh doanh có chức năng kinh doanh văn phòng (đối với địa chỉ là nhà lầu) (01 bản)

Lưu ý:

  • Tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang Tiếng Việt và chứng thực bản dịch.
  • Tài liệu Việt Nam phải được sao y chứng thực.
  • Thông tin và thủ tục trên áp dụng đối với ngành nghề đã được Việt Nam cam kết tại Biểu cam kết WTO.\
  • Đối với Nhà đầu tư là tổ chức có quốc tịch Hồng Kong => Phải có bản Annual Return

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư, bao gồm các nội dung:
    • Nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư;
    • Mục tiêu đầu tư;
    • Quy mô đầu tư;
    • Vốn đầu tư và phương án huy động vốn;
    • Địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện tại địa điểm thực hiện dự án;
    • Nhu cầu về lao động;
    • Đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư;
    • Tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
    • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có).
  • Văn bản ủy quyền của Nhà đầu tư cho người đại diện nộp hồ sơ.
  • Các tài liệu cần cung cấp như đã nêu tại mục trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế..

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Bước 3: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

Thời gian xử lý: 

15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp chủ trương đầu tư.

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 4: Đăng ký thành lập Doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quý khách nộp hồ sơ thành lập Doanh nghiệp, thành phần hồ sơ bao gồm:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH MTV (Phụ lục I-2);
  • Điều lệ công ty.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Phụ lục I-3);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (Phụ lục I-6)

Đối với công ty cổ phần:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần (Phụ lục I-4);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7)

Lưu ý:

    • Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức => Bổ sung thêm 2 văn bản sau:
      • Văn bản ủy quyền phần vốn góp;
      • Danh sách đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10).
    • Trường hợp người đại diện theo pháp luật không nộp hồ sơ => Bổ sung thêm “Giấy ủy quyền”.
Thời gian xử lý:

Trong thời hạn 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

thành lập công ty logistic vốn nước ngoài

 

Cách 2: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế

Tài liệu cần cung cấp:

* Nhà đầu tư là tổ chức

  1. Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu của người Việt Nam (03)
  2. Giấy phép kinh doanh của công ty nước ngoài (02 bản)
  3. Hộ chiếu của người đại diện ủy quyền phần vốn góp tại Việt Nam (03 bản)

 * Nhà đầu tư là cá nhân

  1. Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu của người Việt Nam (03)
  2. Hộ chiếu của nhà đầu tư (03 bản)

==> KHÔNG:

  • Chứng thư ngân hàng/Báo cáo tài chính
  • Hợp đồng thuê văn phòng

Lưu ý: 

  • Tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang Tiếng Việt và chứng thực bản dịch.
  • Tài liệu Việt Nam phải được sao y chứng thực.
  • Thông tin và thủ tục trên áp dụng đối với ngành nghề đã được Việt Nam cam kết tại Biểu cam kết WTO.

Bước 1: Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam

=> Quý khách tham thảo thủ tục tại Thành lập công ty trọn gói

Bước 2: Thực hiện những nghĩa vụ cần làm sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bước 1

=> Tham khảo tại Nghĩa vụ cần làm sau khi có Giấy

Bước 3: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho Nhà đầu tư nước ngoài

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
  • Văn bản cam kết góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp giữa Nhà đầu tư nước ngoài với chủ Doanh nghiệp hoặc với Doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của Nhà đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Thời gian xử lý: 

  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thông báo cho nhà đầu tư.
  • Trường hợp tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảoxã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục sau:
    • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an;
    • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; quá thời hạn yêu cầu mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
    • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và căn cứ ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để thông báo cho nhà đầu tư.

Bước 4: Kết quả Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Bước 5: Nộp hồ sơ thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi có kết quả tại Bước 4, Doanh nghiệp tiến hành hồ sơ thay đổi tương ứng ví dụ như:

Lưu ý:

Các loại dịch vụ logistics chủ yếu tại Việt Nam

Các dịch vụ logistics chủ yếu:

  • Bốc xếp hàng hóa
  • Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;
  • Đại lý vận tải;
  • Dịch vụ bổ trợ khác

Dịch vụ logistics liên quan đến vận tải:

  • Dịch vụ vận tải hàng hải;
  • Dịch vụ vận tải đường bộ;
  • Dịch vụ vận tải hàng không;
  • Dịch vụ vận tải thủy nội địa;
  • Dịch vụ vận tải đường sắt;
  • Dịch vụ vận tải đường ống.

Dịch vụ logistics liên quan khác:

  • Dịch vụ bưu chính;
  • Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
  • Dịch vụ thương mại bán buôn;
  • Dịch vụ thương mại bán lẻ
  • Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Các loại thuế mà công ty logistics vốn nước ngoài cần quan tâm

Lệ phí môn bài

Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

Thuế giá trị gia tăng

Có 2 hình thức khai thuế giá trị gia tăng là khấu trừ và tính trực tiếp, cụ thể:

Phương pháp khấu trừ thuế:

Thuế GTGT phải nộp = (Giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế GTGT) – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Tùy theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ mà mức thuế suất thuế GTGT khác nhau: 0%, 5%, 10%.

Phương pháp tính trực tiếp

Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

Thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 thì mức thuế suất áp dụng với tất cả các doanh nghiệp là 20%;
  • Mức thuế suất từ 32% đến 50% áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó,

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
  • Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

Thuế xuất nhập khẩu

Trường hợp mặt hàng áp dụng thuế theo %

Thuế XNK phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x Giá tính thuế x Thuế suất

Trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối

Thuế XNK phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x Mức thuế tuyệt đối x Tỷ giá tính thuế

Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên phải nộp = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế x Thuế suất

Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế nhân với mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế sử dụng đất

Có hai loại thuế sử dụng đất mà doanh nghiệp nước ngoài phải đóng đó là thuế đối với đất kinh doanh sử dụng toàn bộ vào mục đích kinh doanh và thuế đối với đất phi nông nghiệp sử dụng cho mục đích kinh doanh không xác định được phần diện tích sử dụng vào mục đích kinh doanh.

Mọi thắc mắc, quý khách liên hệ lại thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

5/5 - (3 bình chọn)