Thủ tục giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty mới nhất

Hiện nay, do tình hình dịch Covid kéo dài, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ nặng nề trong kinh doanh dẫn đến cần thực hiện thủ tục phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục hành chính không dễ để thực hiện. Giải thể công ty sẽ gắn liền với việc thanh toán các khoản nợ. Như vậy, khi thực hiện giải thể doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần biết những gì?

Việt Luật luôn đồng hành cùng doanh nghiệp từ khi thành lập cho đến xuyên suốt quá trình hoạt động. Khi doanh nghiệp không có phương án kinh doanh khả thi thì quyết định đóng cửa là điều nên cân nhắc đến. Một lần nữa, Việt Luật sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý để giải thể doanh nghiệp.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp với Việt Luật
Thủ tục giải thể doanh nghiệp với Việt Luật

Mục lục

Giải thể doanh nghiệp/công ty là gì?

Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một công ty theo ý chí của công ty hoặc của các cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, Giải thể doanh nghiệp được hiểu là việc chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

Khoản 4 và 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như sau:

  • Đang làm thủ tục giải thể là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã có nghị quyết, quyết định giải thể. Thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý Đang làm thủ tục giải thểlà thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Đã giải thể là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý. Thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý Đã giải thể là thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Các trường hợp phải giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty

Các trường hợp giải thể công ty đã được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020; trong đó, các trường hợp giải thể doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:

a) Giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, một trong các trường hợp giải thể công ty là giải thể theo:

  • Quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;
  • Quyết địnhcủa thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh,
  • Quyết địnhcủa Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn,
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần.

Quyết định giải thể này thể hiện sự tự nguyện của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp của mình. Việc chủ doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh có thể bắt nguồn từ những lý do khác nhau, chẳng hạn như lợi nhuận thấp, thua lỗ kéo dài, có mâu thuẫn nội bộ, không còn phù hợp với mục đích kinh doanh đề ra ban đầu và nhiều yếu tố khác. Trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp có thể đi đến quyết định giải thể doanh nghiệp để thu hồi vốn hoặc chuyển sang kinh doanh những loại hình doanh nghiệp khác với những chủ thể khác. Đây là quyết định hoàn toàn mang tính tự nguyện và chủ động của chủ doanh nghiệp.

b) Khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn

Trường hợp Điều lệ công ty có quy định về thời hạn hoạt động, khi hết thời hạn hoạt động được ghi trong Điều lệ công ty, nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động, thì công ty phải tiến hành giải thể. Việc quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có thể do thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập, hoặc do sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục

Có đủ số lượng thành viên tối thiểu là một trong những điều kiện để công ty tồn tại và hoạt động. Pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu cho mỗi loại hình công ty khác nhau. Số lượng thành viên tối thiểu theo quy định đối với công ty cổ phần là ba, con số này là hai đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Đối với công ty hợp danh, pháp luật quy định phải có ít nhất hai cá nhân là thành viên hợp danh. Khi không có đủ số lượng thành viên tối thiểu để tiếp tục tồn tại, công ty phải kết nạp thêm thành viên cho đủ số lượng thành viên tối thiểu. Nếu trong thời hạn 6 tháng liên tục mà công ty không tiến hành kết nạp thêm thành viên khi số lượng thành viên không đủ hoặc không chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp phù hợp thì công ty phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.

d) Công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Có thể nói, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính là tấm giấy “thông hành” để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động của mình trên thị trường cũng như xác lập các quan hệ pháp lý với cơ quan nhà nước. Do vậy, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng có nghĩa là Nhà nước rút lại sự công nhận tư cách chủ thể kinh doanh đối với doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không còn được công nhận về địa vị pháp lý và không còn được tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có thể thấy, các trường hợp giải thể doanh nghiệp tại Điều 207 và Điều 209 Luật Doanh nghiệp 2020 đã khái quát khá cụ thể, giúp doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt khi nào thì được tiến hành giải thể.

Ngoài ra, theo quy định tại Luật Quản lý thuế thì một trong các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế là các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế và bị cơ quan quản lý thuế ra quyết định Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp trong trường hợp  giải thể do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp/công ty (Kể từ 15/07/2023)

 

Bước 1: Triệu tập họp để quyết định giải thể.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể.

Nghị quyết, quyết định giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Bước 2: Tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;

Bước 3: Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Nợ thuế;
  • Các khoản nợ khác;

Bước 4: Thực hiện các thủ tục, xác nhận doanh nghiệp không nợ thuế xuất, nhập khẩu tại Tổng cục hải quan

Tiến độ:

Tiến hành nộp xác nhận hải quan ngay sau khi Việt Luật nhận được bộ hồ sơ đã ký từ Doanh nghiệp

Hồ sơ:

– Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;

– Bản sao y hoặc photo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Thời gian hoàn tất:

Sau từ 15 – 30 ngày kể từ ngày gửi xác nhận trên, Cơ quan hải quan sẽ gửi lại kết quả trả lời. Trong trường hợp doanh nghiệp có nợ thuế thì phải hoàn tất nộp thuế và gửi lại lại xác nhận.

Bước 5: Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế (thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với cơ quan quản lý thuế.

Theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC. Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước với cơ quan quản lý thuế

Tiến độ:

Ngay sau khi có xác nhận hải quan về doanh nghiệp không nợ thuế ở bước 1, Việt Luật tiến hành nộp thông báo và quyết định giải thể tại chi cục thuế quản lý trực tiếp.

Hồ sơ:

– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

– Quyết định giải thể (của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần);

– Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải bổ sung thêm văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Tổng cục Hải Quan (Bước 1)

Thời gian hoàn tất:

Đối với thủ tục đóng mã số thuế, không có mốc thời gian cụ thể để khẳng định: “Trong bao lâu thì hoàn tất thủ tục trên thuế?” Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khách nhau:

– Thủ tục, quy trình hành chính khác nhau đối với các cơ quan thuế quản lý.

– Doanh nghiệp chưa hoàn tất nghĩa vụ với tổ chức các bên: Bảo hiểm, Người lao động, Ngân hàng, Nhà cung cấp,…

– Hàng tồn kho, tài sản còn ứ đọng chưa thanh lý hết.

– Sổ sách kế toán của doanh nghiệp không trung thực hợp lý, có nhiều điểm bất cập dẫn đến việc xử lý hồ sơ với cơ quan thuế chậm trễ.

– Khi quyết toán giải thể, doanh nghiệp chống đối, đưa số liệu khống hoặc không cung cấp số liệu kế toán cho cơ quan thuế xử lý.

– Tùy thuộc vào tiến độ doanh nghiệp quyết toán với cơ quan thuế về số liệu, sổ sách kế toán.

– Sự hợp tác giữa khách hàng và Việt Luật, giữa khách hàng và cơ quan thuế.

Bước 6: Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Tiến độ:

Sau khi có thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế hoặc phiếu chuyển tại cơ quan thuế hay thông báo bằng miệng về việc hoàn tất thủ tục giải thể của cán bộ thuế (Tùy vào cơ quan thuế quản lý khác nhau, có các thức thông báo kết quả khác nhau)

Hồ sơ:

– Thông báo giải thể doanh nghiệp

– Quyết định giải thể doanh nghiệp

– Biên bản hợp về việc giải thể doanh nghiệp

– Biên bản thanh lý tài sản

– Xác nhận đóng tài khoản ngân hàng

– Xác nhận đóng mã số thuế

– Danh sách các chủ nợ và phương án giải quyết (nếu có)

– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Thông báo hủy mẫu dấu (theo mẫu).

Thời gian hoàn tất:

Nhận “thông báo về việc doanh nghiệp giải thể/ chấm dứt tồn tại” trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp thông báo, quyết định giải thể tại Sở KHĐT

Lưu ý:

Đối với trường hợp DN được thành lập trước ngày 01/07/2015, sử dụng con dấu do cơ quan Công An cấp thì phải thực hiện thủ tục trả lại mẫu con dấu cho cơ quan Công An.

Hồ sơ trả con dấu bao gồm:

– Công văn xin trả mã dấu;

– Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an cấp;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Văn bản ủy quyền người đi nộp và nhận kết quả tại cơ quan Công An.

Dịch vụ giải thể công ty của Việt Luật

Những  công việc liên quan đến cơ quan chức năng, khi giải thể, Đại diện pháp luật doanh nghiệp là người trực tiếp đi lại làm việc với cơ quan nhà nước. Với  nhiều lý do khác nhau như: Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp không thu xếp được thời gian làm việc;  người đại diện đang ở nước ngoài, không có mặt tại nơi đăng ký kinh doanh; người đại diện không am hiểu và không có khả năng xử lý vấn đề tại cơ quan nhà nước;…. Tuy nhiên, để thuận tiện cho khách hàng, Việt Luật sẽ thay mặt khách hàng hoàn tất các thủ tục liên quan và giảm tối đa việc khách hàng phải trực tiếp làm việc.

Để giải thể trước hết doanh nghiệp cần phải xác định được với tình hình nội bộ, tổ chức có thực sự muốn giải thể hay không? Doanh nghiệp có thuộc trường hợp giải thể không? Và cần phải xác định được những bước cần để tiến hành giải thể. Để đơn giản về quy trình, Việt Luật sẽ đồng hành cùng khách hàng trong suốt thời gian thực hiện thủ tục này.

– Việt Luật đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục

– Tư vấn hành lang pháp lý trước khi giải thể doanh nghiệp;

– Tư vấn các trường hợp Giải thể công ty;

– Tư vấn phương án khác nếu doanh nghiệp chưa có nhu cầu giải thể: Tạm ngưng hoạt động, Chuyển nhượng vốn, Thay đổi đại diện pháp luật…;

– Tư vấn cách thức tiến hành họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông công ty về việc Giải thể doanh nghiệp;

– Tư vấn cách thức ra quyết định về việc giải thể;

– Tư vấn cách thức gửi thông báo giải thể đến các tổ chức, cá nhân có liên quan: chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người lao động;

– Tư vấn phương thức thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

– Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Việt Luật tiến hành soạn hồ sơ Giải thể công ty cho khách hàng;

– Việt Luật tiến hàng làm thủ tục “Xác nhận doanh nghiệp không còn nợ thuế, lệ phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu” tại Tổng cục Hải Quan;

– Thay mặt khách hàng nộp thuế, lệ phí nhà nước, phạt vi phạm hành chính… và các khoản nộp liên quan (khi khách hàng có yêu cầu);

– Đại diện thực hiện các thủ tục để đóng mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý;

– Đại diện theo dõi và nhận kết quả hoàn thành nghĩa vụ thuế, thông báo đóng mã số thuế, Phiếu chuyển thông tin lên Sở KH-ĐT… tại cơ quan Thuế quản lý;

– Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp Hồ sơ xin Giải thể doanh nghiệp cho khách hàng;

– Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;

– Thực hiện thủ tục trả dấu pháp nhân tại cơ quan công an;

– Nhận kết quả là Giấy chứng nhận Giải thể doanh nghiệp tại sở KH-ĐT;

– Thông báo đã hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp, tư vấn cách thức lưu hồ sơ sau giải thể.

Phí dịch vụ giải thể công ty 

Giá phí của Việt Luật khi khách hàng sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp như sau:

Trường hợp 1: Doanh nghiệp đã hoàn tất nghĩa vụ Thuế tại cơ quan Thuế quản lý

– Doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế;

– Doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế tại cơ quan thuế quản lý;

– Doanh nghiệp đã có phiếu chuyển hoặc thông báo hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế.

Phí dịch vụ:

* Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015 (không trả con dấu tròn tại cơ quan công an): 1.000.000đ (một triệu đồng)

* Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015 (phải trả dấu tròn tại cơ quan công an): 1.500.000đ (Một triệu năm trăm ngàn đồng)

Trường hợp 2: Doanh nghiệp không phát sinh

– Doanh nghiệp không phát sinh thuế đầu ra – đầu vào;

– Doanh nghiệp chưa phát hành hóa đơn hoặc đã phát hành nhưng chưa sử dụng;

– Doanh nghiệp có người làm kế toán, báo cáo thuế, quyết toán thuế hằng năm.

Phí dịch vụ: 2.500.000đ (hai triệu năm trăm ngàn đồng)

Ghi chú: Giá dịch vụ trên chưa bao gồm:

– Chưa bao gồm thuế GTGT (10%);

– Không bao gồm tiền nộp thuế, phạt thuế, chậm nộp thuế, phạt vi phạm hành chính về thuế….

– Không bao gồm giải trình với cơ quan thuế những phần kế toán doanh nghiệp đã làm và công việc khác ngoại trừ công việc đã nêu ở mục iv

– Không bao gồm BCT, Quyết toán thuế và điều chỉnh BCT (nếu có).

Trường hợp 3: Doanh nghiệp có phát sinh doanh thu

– Doanh nghiệp có phát hành và sử dụng hóa đơn GTGT

– Doanh nghiệp có phát sinh thuế đầu vào nhưng không phát sinh thuế đầu ra

– Doanh nghiệp có phát sinh cả thuế đầu ra lẫn đầu vào,

– Doanh nghiệp còn nghĩa vụ với các bên liên quan chưa xử lý

Phí dịch vụ: Tùy vào từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp gửi thông tin cho Việt Luật, chúng tôi sẽ báo giá phí hợp lý nhất.

Tham khảo: Thành lập công ty trọn gói

Trên đây, Việt Luật đã tổng hợp các vấn đề về giải thể doanh nghiệp mà rất nhiều khách hàng quan tâm. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quy doanh nghiệp có nhu cầu giải thể doanh nghiệp. Để được tư vấn cụ thể về giải thể doanh nghiệp vui lòng liên hệ Việt Luật.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 

– Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines) – 028 3517 2345 (5 lines)–028.3517.2345 (5 lines)

– ĐT di động (Zalo – Viber): 0934.234.777 – 0938.234.777 – 0936.234.777

– Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)