Thủ tục đăng ký nhãn hiệu – Những điều cần lưu ý

Trong quá trình hội nhập hiện nay, vấn đề “thương hiệu độc quyền” là một vấn đề đã, đang thu hút được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp để khẳng định bản sắc của mỗi doanh nghiệp trên thị trường và bảo hộ thương hiệu.

Trong đó “nhãn hiệu hàng hóa” là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.

Các loại nhãn hiệu được bảo hộ

 

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU/NHÃN HIỆU (áp dụng từ 15/11/2023)

  • Tên và logo cần đăng ký (file word);
  • Loại sản phẩm/dịch vụ đăng ký
Ví dụ:
  • Công ty Coca Cola đăng ký nhãn hiệu Coca cola cho dịch vụ bán buôn nước ngọt;
  • Công ty cổ phần Trung Nguyên đăng ký nhãn hiệu Trung Nguyên cho sản phẩm Cà phê.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

  1. Nộp đơn đăng ký sau 02- 03 tháng nhận được kết quả chấp nhận hình thức đơn. 
  2. Nếu hình thức đơn được chấp thuận, Cục sở hữu trí tuệ tiếp tục xem xét nội dung của Đơn.
  3. Sau 22 – 30 tháng, Cục sẽ trả lời kết quả về nội dung đơn. Nếu nội dung được chấp thuận, Doanh nghiệp nộp phí cấp văn bằng và nhận văn bằng bảo hộ.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Đăng ký nhãn hiệu cùng Việt Luật

  • Về mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu.
  • Chủ đơn phải mô tả, nêu ý nghĩa của nhãn hiệu: Nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Đối với các nhãn hiệu có sử dụng mô tả liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nước ngoài thì người đăng ký phải có quốc tịch tại nước đó.
  • Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại Ni-xơ phiên bản 11-2022 để nhãn hiệu đăng ký không bị từ chối xét nghiệm hình thức đơn và phải nộp bổ sung lệ phí do phân nhóm sai.
  • Một đơn có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.
  • Mỗi đơn đăng ký chỉ được cấp 1 văn bằng bảo hộ.
  • Mẫu nhãn hiệu nộp theo đơn: 09 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên tờ khai, mẫu nhãn cần chuẩn bị ko nhỏ hơn 2cm x 2cm và không lớn hơn 8cm x 8cm.
  • Trường hợp nhãn hiệu đăng ký có sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được cấp bằng cần thêm tài liệu chứng minh quyền đăng ký như: chứng minh quan hệ công ty mẹ con, góp vốn, điều lệ tổ chức (01 bản).
  • Đối với nhãn hiệu âm thanh thì mẫu nhãn hiệu là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.
  • Thiết kế nhãn hiệu đảm bảo tính độc lập, phản ánh được nét riêng của dịch vụ, hàng hóa có sự khác biệt với nhãn hiệu đơn vị khác.

ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA NHÃN HIỆU ĐƯỢC BẢO HỘ

Theo quy định điều 72 – Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

DẤU HIỆU NHÃN HIỆU KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ

Theo quy định tại Điều 73 – Luật sở hữu trí tuệ, những nhãn hiệu có các dấu hiệu dưới đây sẽ không được bảo hộ:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ;
  • Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;
  • Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRA CỨU NHÃN HIỆU

  • Để thực hiện thành công việc ĐKNH, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành ĐKNH, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?
  • Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên ĐKNH đã được tra cứu.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
  • Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
  • Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.

LÝ DO TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

Đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn việc doanh nghiệp đối thủ sử dụng nhãn hiệu đó để gây nhầm lẫn hoặc thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp doanh nghiệp nào đó cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể kiện yêu cầu bồi thường.

Xem thêm >>> Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp tại TPHCM

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

5/5 - (4 bình chọn)