Thủ tục thành lập chi nhánh theo quy định mới nhất

Doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh ngoài trụ sở chính, có thể thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Theo như quy định tại khoản 1 – Điều 44 – Luật Doanh nghiệp 2020 thì:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

 Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách nắm rõ hơn về thủ tục trên.

Dịch vụ của Việt Luật

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Đặc điểm của chi nhánh

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các giấy tờ có liên quan, chi nhánh có những đặc điểm sau:

  • Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài;
  • Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
  • Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền.
  • Chi nhánh có mã số thuế riêng 13 số. Chi nhánh kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
  • Chi nhánh có con dấu riêng.
  • Chi nhánh không được ký kết hợp đồng kinh tế dưới danh nghĩa của chính mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh ký hợp đồng kinh tế trong phạm vi và thời gian được ủy quyền. Chi nhánh hạch toán độc lập mới được quyền xuất hóa đơn, còn chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ xuất hóa đơn tại công ty mẹ.
  • Các loại thuế mà chi nhánh cần nộp:
    • Lệ phí môn bài;
    • Giá trị gia tăng;
    • Thu nhập doanh nghiệp;
    • Thu nhập cá nhân.

Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh (Áp dụng từ ngày 20/07/2023)

Thành lập chi nhánh

1. Chọn tên cho chi nhánh:

  • Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt;
  • Tên chi nhánh = “Chi nhánh” + Tên Doanh nghiệp;
  • Không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”
  • Có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt.

2. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh:

  • Ngành, nghề của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề của Doanh nghiệp;
  • Có thể đăng ký hoạt động 1 phần hoặc toàn bộ.

3. Địa chỉ hoạt động của chi nhánh:

  • Có đủ 4 cấp hành chính (Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh)
  • Có số nhà (đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì bắt buộc phải có số nhà, tuy nhiên tại các Tỉnh khác thì số nhà không bắt buộc nếu chưa có);
  • Trường hợp thuê tại tòa nhà thì phải có số tầng, lầu;
  • Không được lấy địa chỉ không có thực (địa chỉ ma) để đặt trụ sở;
  • Không dùng chung cư để làm địa chỉ trụ sở, nếu trường hợp căn hộ hỗ hợp kinh doanh và ở (officetel) thì cần có xác nhận của Chủ đầu tư;
  • Nên có Hợp đồng thuê trụ sở nếu không phải là nhà riêng.

==> Phải treo bảng hiệu và có người làm việc khi thuế xuống kiểm tra.

==> Doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Doanh nghiệp cũng có thể thành lập chi nhánh tại nước ngoài.

4. Người đứng đầu chi nhánh

Người đứng đầu chi nhánh phải có đủ năng lực hành vi dân sự, được công ty bổ nhiệm hoặc thuê.

– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

5. Hình thức kế toán của chi nhánh

Giống nhau:

  • Đều chịu sự quản lý của công ty mẹ;
  • Không có tư cách pháp nhân

Khách nhau:

Hạch toán độc lập:

  • Trực tiếp khai thuế môn bài, GTGT, TNCN và quyết toán thu nhập Doanh nghiệp. Công ty mẹ làm báo cáo tài chính hợp nhất. Nhược điểm là phải lập 2 loại báo tài chính và báo cáo thuế, các chứng từ… cho cơ quan nhà nước đều phải tách riêng cho Công ty và Chi nhánh
  • Có con dấu, tài khoản ngân hàng riêng.

Hạch toán phụ thuộc:

Chuyển số liệu, hóa đơn, chứng từ thu/chi về cho công ty mẹ => Công ty mẹ tổng hợp số liệu để thực hiện nghĩa vụ thuế của Doanh nghiệp

6. Thủ tục thành lập chi nhánh

Bước 1: Khách cung cấp thông tin, Việt Luật tư vấn

Dựa vào nhu cầu của quý khách, Việt Luật sẽ đề xuất các phương án phù hợp nhất.

Bước 2: Soạn hồ sơ

Khách cung cấp thông tin, Việt Luật soạn hồ sơ, thành phần hồ sơ bao gồm:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (mẫu Phụ lục II-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh (mẫu Phụ lục II-15 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) đối với các công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (kê khai thông tin về công ty theo Giấy đề nghị bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực;

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (mẫu Phụ lục II-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Quyết định của hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ Biên bản họp của hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh (mẫu Phụ lục II-15 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) đối với các công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (kê khai thông tin về doanh nghiệp theo Giấy đề nghị bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Đối với công ty cổ phần

  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (mẫu Phụ lục II-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Quyết định của hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ Biên bản họp của hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh (mẫu Phụ lục II-15 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) đối với các công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (kê khai thông tin về doanh nghiệp theo Giấy đề nghị bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, phải đính kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh và người được ủy quyền thực hiện thủ tục.

Bước 3: Việt Luật thay mặt khách hàng, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ sẽ được nộp trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần.

Bước 4: Nhận kết quả

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, chi nhánh doanh nghiệp cần tiến hành một số thủ tục cần thiết để chính thức đi vào hoạt động.

 

Bước 5: Làm con dấu và treo bảng hiệu

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, con dấu của Doanh nghiệp sẽ do doanh nghiệp quản lý.

Việt Luật sẽ khắc dấu và bảng hiệu theo nhu cầu của quý khách.

Lưu ý rằng: Trường hợp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì có thể sẽ bị phạt từ 30 triệu đến 50 triệu đồng.

==> Do đó, Doanh nghiệp cần lưu ý để tránh vi phạm.

Bước 6: Thực hiện những việc sau khi có Giấy phép

Khai, nộp lệ phí môn bài

  • Trường hợp chi nhánh phụ thuộc thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh;
  • Trường hợp chi nhánh độc lập thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình.
  • Mức thu lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng / năm => Được miễn phí năm đầu tiên sau khi thành lập.
  • Ngày chậm nhất mà chi nhánh phải nộp mức lệ phí môn bài là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thông báo về việc sử dụng hóa đơn điện tử

  • Chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc) đều được tự đặt in hóa đơn để sử dụng, hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp.
  • Chậm nhất 02 ngày trước khi sử dụng hóa đơn, chi nhánh phải lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì chi nhánh có thể mở tài khoản ngân hàng riêng

Ưu nhược điểm khi thành lập chi nhánh so với việc thành lập địa điểm kinh doanh

Ưu điểm:

  • Việc thành lập chi nhánh tại những tỉnh, thành (khu vực tạo ra doanh thu cao cho doanh nghiệp), sẽ tiết kiệm tối đa chi phí về vận chuyển;
  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cho khách hàng
  • Chi nhánh có thể lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc, địa điểm kinh doanh phải phụ thuộc vào công ty hoặc chi nhánh.

Nhược điểm:

  • Thủ tục giải thể chi nhánh phức tạp và lâu hơn địa điểm kinh doanh;
  • Nếu chi nhánh hạch toán độc lập phải thực hiện kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ, phải thực hiện khá nhiều nghĩa vụ liên quan đến thuế và các quy định pháp luật, sẽ ảnh hưởng đến thời gian, chi phí nhân sự cũng như các chi phí vận hành doanh nghiệp khác.

Tham khảo thêmPhân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh mới nhất

Mọi thắc mắc, quý khách liên hệ lại để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

5/5 - (5 bình chọn)