Trình tự – Thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

Ngoài việc mở rộng kinh doanh bằng việc thành lập chi nhánh thì công ty có thể mở địa điểm kinh doanh, sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh đã được Việt Luật phân tích, quý khách có thể tham khảo bài viết tại Sự khác nhau giữa Chi nhánh và địa điểm kinh doanh năm 2023

Còn bài viết dưới đây là những quy định liên quan đến việc thành lập địa điểm kinh doanh.

thành lập địa điểm kinh doanh - Việt Luật

Đặc điểm của địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 3 – Điều 44 – Luật Doanh nghiệp thì địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động cụ thể của Doanh nghiệp.

Đặc điểm của địa điểm kinh doanh:

  • Đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp;
  • Không có tư cách pháp nhân; không có mã số thuế; không có con dấu;
  • Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999;
  • Chế độ báo cáo thuế do công ty mẹ hoặc chi nhánh báo cáo; không được sử dụng hóa đơn.
  • Nếu phụ thuộc công ty mẹ thì có thể thành lập cùng tỉnh hoặc khác tỉnh;
  • Nếu phụ thuộc chi nhánh phải thành lập cùng tỉnh với chi nhánh

Hình thức kế toán và kê khai thuế:

  • Nếu cùng tỉnh: Công ty mẹ chịu trách nhiệm khai thuế cho địa điểm kinh doanh như nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài.
  • Nếu khác tỉnh: Phải làm thủ tục xin cấp MST, kê khai lệ phí môn bài, nộp thuế GTGT

Một số điều cần biết khi thành lập địa điểm kinh doanh

a. Tên địa điểm kinh doanh

  • Được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ các Tiếng Việt các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;
  • Tên địa điểm kinh doanh = “Địa điểm kinh doanh” + Tên riêng + Tên Doanh nghiệp;
  • Phần tên riêng trong văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”;
  • Có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

b. Trụ sở địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh có thể có địa chỉ cùng hoặc khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc chi nhánh.

Lưu ý: trụ sở của địa điểm kinh doanh không được là chung cư, nơi không có chức năng kinh doanh theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

c. Ngành, nghề kinh doanh

Hoạt động một phần hoặc toàn bộ ngành, nghề của công ty mẹ. Không được khác ngành, nghề của công ty mẹ.

e. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh

– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Trình tự, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh (kể từ ngày 20/07/2023)

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, công ty gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 1: Việt Luật tư vấn, soạn thảo hồ sơ

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh (mẫu Phụ lục II-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với địa điểm kinh doanh (mẫu Phụ lục II-15 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) đối với các công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (kê khai thông tin về công ty theo Giấy đề nghị bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;

Lưu ý:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của công ty ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
  • Khi nộp hồ sơ, phải đính kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh và người được ủy quyền thực hiện thủ tục.

Bước 2: Việt Luật thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ sẽ được nộp trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần.

Bước 3: Việt Luật nhận kết quả và bàn giao cho khách

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp

Giấy phép thành lập địa điểm kinh doanh

Bước 4: Đăng ký mã vãng lai nếu địa điểm kinh doanh khác tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở

Bước 5: Treo bảng hiệu tại địa điểm kinh doanh

Bước 6: Thực hiện công việc sau khi có Giấy đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh

  • Kê khai và đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
  • Kê khai, báo cáo thuế tại cơ quan thuế quản lý của địa điểm kinh doanh nếu phát sinh hoạt động kinh doanh (nếu khác tỉnh so với trụ sở chính của công ty mẹ).

Những lưu ý khi địa điểm kinh doanh đi vào hoạt động

  • Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
  • Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.

Ưu nhược điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh so với việc thành lập chi nhánh

Ưu điểm

  • Có thể thành lập dễ dàng tại các tỉnh thành trong cả nước;
  • Được phát sinh hoạt động kinh doanh so với văn phòng đại diện và thủ tục kê khai thuế đơn giản hơn chi nhánh công ty;
  • Thủ tục khi chấm dứt, thay đổi địa điểm kinh doanh (nhất là thay đổi khác quận) đơn giản hơn so với chi nhánh và văn phòng đại diện.

Nhược điểm

  • Phụ thuộc hoàn toàn công ty mẹ, không có con dấu riêng;

Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của Việt Luật

  • Việt Luật đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục
  • Tư vấn hành lang pháp lý trước khi thành lập địa điểm kinh doanh;
  • Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ;
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
  • Hỗ trợ sau dịch vụ.

Mọi thắc mắc, quý khách liên hệ lại để đươc hỗ trợ

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

5/5 - (78 bình chọn)