Ngành chuyển phát nhanh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Ngành chuyển phát nhanh giúp kết nối các doanh nghiệp, cá nhân trên khắp thế giới, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế, phát triển kinh tế. Ngành chuyển phát nhanh cũng giúp các cá nhân, tổ chức trao đổi thông tin, hàng hóa một cách nhanh chóng, thuận tiện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Và đây cũng là ngành nghề kinh doanh thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Để thành lập doanh nghiệp/công ty chuyển phát nhanh nước ngoài thì cần làm gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Biểm Cam kết WTO;
- Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA);
- Hiệp định khung về dịch vụ Asean (AFAS);
- Luật Đầu tư 2020;
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Bưu chính 2010.
ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CHUYỂN PHÁT VỐN NƯỚC NGOÀI
Quy định trong Biểu Cam kết WTO và AFAS
Dich vụ chuyển phát nhanh tức là dịch vụ gồm thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát trong nước và quốc tế.
- Không hạn chế, ngoại trừ tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh có thể bị hạn chế ở mức 51% trong vòng 5 năm sau khi gia nhập.
- 5 năm sau khi gia nhập, cho phép thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Quy định trong EVFTA
Dịch vụ chuyển phát (CPC 7512) – Ngoại trừ các dịch vụ công cộng và dịch vụ dành riêng: không hạn chế
Như vậy, đối với ngành chuyển phát nhanh, được quyền thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY CHUYỂN PHÁT NHANH VỐN NƯỚC NGOÀI TRONG LUẬT CHUYÊN NGÀNH
Theo quy định tại khoản 3 – Điều 3 – Luật Bưu chính 2010 thì
Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là giấy phép bưu chính) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp.
Doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
- Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;
- Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.
- Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;
- Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CHUYỂN PHÁT NHANH NƯỚC NGOÀI
Mã ngành tham khảo
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1 | Bưu chính Chi tiết: Dịch vụ chuyển phát nhanh (CPC 7512**) gồm thu gom chia chọn, vận chuyển và phát trong nước hoặc quốc tế: (a) Thông tin dưới dạng văn bản thể hiện trên bất kỳ hình thức vật lý nào, bao gồm cả – Dịch vụ có lai ghép; và – Thông tin quảng cáo trực tiếp. Trừ việc xử lý các vật gửi là thông tin dưới dạng văn bản có giá cước dịch vụ thấp hơn; – 10 lần giá cước của một bức thư tiêu chuẩn gửi trong nước ở nấc khối lượng đầu tiên; – 9 đô la Mỹ (USD) khi gửi quốc tế; Với điều kiện tổng khối lượng của các vật phẩm này không quá 2000gram (b) Kiện và các hàng hóa khác (xử lý các vật phẩm không ghi địa chỉ người nhận) (CPC: 7512**) |
5310 |
2 | Chuyển phát Chi tiết: Các dịch vụ chuyển phát (CPC 7512) |
5320 |
Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan
Nhà đầu tư có 2 cách để thành lập công ty chuyển phát nhanh nước ngoài đó là:
- Đăng ký thực hiện dự án đầu tư
- Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế
Bước 2: Hỗ trợ khách chuẩn bị hồ sơ
Cách 1: Đăng ký thực hiện dự án đầu tư
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu của nhà đầu tư (đầy đủ các trang)
- Bản sao kê hợp pháp số dư tài khoản của ngân hàng tối thiểu bằng số vốn đầu tư tại công ty.
- Hợp đồng thuê văn phòng và các tài liệu khác có liên quan (01 bản).
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế
- Giấy phép kinh doanh và Danh sách giám đốc (02 bản)
- Báo cáo tài chính (có kiểm toán) 2 năm gần nhất hoặc chứng thư ngân hàng (01 bản)
- Hộ chiếu của người đại diện ủy quyền phần vốn góp tại Việt Nam (03 bản)
- Đề xuất dự án đầu tư (01 bản)
- Hợp đồng thuê văn phòng và bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơi thuê (đối với nhà trệt) hoặc giấy tờ chứng minh địa chỉ kinh doanh có chức năng kinh doanh văn phòng (đối với địa chỉ là nhà lầu) (01 bản)
Cách 2: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế
- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu của người Việt Nam (03)
- Giấy phép kinh doanh của công ty nước ngoài (02 bản)
- Hộ chiếu của người đại diện ủy quyền phần vốn góp tại Việt Nam (03 bản)
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu của người Việt Nam (03)
- Hộ chiếu của nhà đầu tư (03 bản)
Lưu ý:
- Tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang Tiếng Việt và chứng thực bản dịch.
- Tài liệu Việt Nam phải được sao y chứng thực.
- Đối với Nhà đầu tư là tổ chức có quốc tịch Hồng Kong => Phải có bản Annual Return.
Bước 3: Soạn hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên
Cách 1: Đăng ký thực hiện dự án
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư, bao gồm các nội dung:
- Nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư;
- Mục tiêu đầu tư;
- Quy mô đầu tư;
- Vốn đầu tư và phương án huy động vốn;
- Địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện tại địa điểm thực hiện dự án;
- Nhu cầu về lao động;
- Đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư;
- Tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có).
- Văn bản ủy quyền của Nhà đầu tư cho người đại diện nộp hồ sơ.
Cách 2: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
- Văn bản cam kết góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp giữa Nhà đầu tư nước ngoài với chủ Doanh nghiệp hoặc với Doanh nghiệp;
- Giấy tờ pháp lý của Nhà đầu tư nước ngoài;
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.
Bước 4: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Cách 1: Đăng ký thực hiện dự án
Cơ quan có thẩm quyền:
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở Bước 4
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần);
- Văn bản ủy quyền phần vốn góp (đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
- Danh sách đại diện theo ủy quyền (đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.
Cách 2: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Nộp hồ sơ tại Phòng kinh tế đối ngoại hoặc Bộ phận một của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Thay đổi chủ sở hữu (tham khảo thủ tục tại Thay đổi chủ sở hữu công ty mới nhất);
- Thay đổi thành viên (tham khảo thủ tục tại Thay đổi thành viên công ty TNHH);
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (tham khảo thủ tục tại Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mới nhất);
- Thay đổi cổ đông (tham khảo thủ tục tại Thủ tục thay đổi cổ đông trong công ty cổ phần năm 2023.)
Lưu ý:
- Nhớ đính kèm kết quả tại Bước 4 trong hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
- Khai thuế thu nhập cá nhân nếu có phát sinh việc chuyển nhượng => Khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp
Bước 5: Nhận kết quả
Cách 1: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cách 2: Thông báo chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 6: Xin Giấy phép cấp dịch vụ bưu chính
Tài liệu cần cung cấp
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ doanh nghiệp (nếu có);
- Phương án kinh doanh;
- Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
- Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);
- Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
- Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
- Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
- Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại với doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ bưu chính (nếu có).
Lưu ý: Tài liệu được cấp bởi cơ quan nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Phương án kinh doanh bao gồm:
- Thông tin về doanh nghiệp gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ e-mail của trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, website của doanh nghiệp (nếu có) và các thông tin liên quan khác;
- Địa bàn dự kiến cung ứng dịch vụ;
- Hệ thống và phương thức quản lý, điều hành dịch vụ;
- Quy trình cung ứng dịch vụ gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phát;
- Phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác (trường hợp hợp tác với doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bưu chính phải trình bày chi tiết về phạm vi hợp tác, công tác phối hợp trong việc bảo đảm an toàn, an ninh, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ);
- Các biện pháp bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính.
Cơ quan có thẩm quyền
Sở Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền trong trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi nội tỉnh.
Bộ Thông tin và Truyền thông trong trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế.
Thời gian xử lý
30 ngày, đối với việc thẩm tra và cấp giấy phép bưu chính.
Hình thức nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể lựa chọn nộp hồ sơ qua một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp tại cơ quan nhà nước;
- Qua dịch vụ bưu chính;
- Cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép (nếu có);
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CHUYỂN PHÁT NHANH
Khắc con dấu và làm bảng hiệu
Không như Luật Doanh nghiệp 2014, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng. Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Việt Luật hỗ trợ bạn đặt con dấu và bảng hiệu bao gồm các thông tin sau:
- Tên công ty
- Mã số thuế
- Quận, Thành phố
- Logo (nếu có)
Theo quy định tại Điểm c – Khoản 2 – Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư => Việc không treo bảng hiệu tại trụ sở sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đăng ký sử dụng chữ ký số (Token)
Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.
=> Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng.
Quý khách có nhu cầu đăng ký sử dụng chữ ký số => Hãy gọi 091.777.2934 – 0902.567.525 => Để Việt Luật hỗ trợ báo giá
Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
- Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
- Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.
=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.
Đăng ký mở tài khoản giao dịch và tài khoản đầu tư
Nhà đầu tư muốn chuyển tiền vốn về để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam => Cần mở tài khoản đầu tư trực tiếp theo quy định Thông tư 06/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 26 tháng 06 năm 2019 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Những lưu ý khi mở tài khoản đầu tư:
- Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
- Tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, chỉ được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ đó tại 01 (một) ngân hàng được phép;
- Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép nơi đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
=> Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Vệt Nam phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
Theo dõi và nộp báo cáo hoạt động đầu tư
Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư được quy định tại Điều 72 – Luật Đầu tư và hướng dẫn bởi Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì:
“Hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư,tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.”
Có 2 loại báo cáo mà công ty cần chú ý đó là:
Báo cáo trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài về tình hình thực hiện dự án đầu tư
Quy trình cấp tài khoản.
- Tải mẫu đăng ký tài khoản tại trang web: https://fdi.gov.vn/pages/huongdan.aspx.;
- Sau khi điền đầy đủ các thông tin vào mẫu, nhà đầu tư nộp tại Tổ một cửa – Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp mã tài khoản báo cáo.
Báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư
Theo quy định tại khoản 8 Điều 100 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư yêu cầu:
“Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
c) Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có)”
Theo quy định tại khoản 11 Điều 100 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định về thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư:
“a) Chủ chương trình, chủ đầu tư và nhà đầu tư:
– Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
– Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
– Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.”
=> Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư mẫu số 12 và mẫu số 14 thông tư 22/2015/TT_BKHĐT
Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]