Thành lập trung tâm dạy trẻ chậm nói, tự kỷ, tăng động…

Hiện nay, tình trạng trẻ em bị chậm nói và có biểu hiện tự kỷ đang là một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội. Việc này có thể gây ra những khó khăn và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những trẻ bị chậm nói và có biểu hiện tự kỷ đều có xu hướng thiếu giao tiếp, khó tiếp thu kiến thức và khó tương tác với các bạn cùng trang lứa. Vì vậy, việc phát hiện và can thiệp kịp thời để giúp trẻ vượt qua những khó khăn này là rất quan trọng. Do đó, sự cần thiết của các trung tâm hỗ trợ những trẻ em “đặc biệt” này là vô cùng cấp thiết. Bài viết dưới đây của Việt Luật sẽ phân tích những điểm cần lưu ý khi thành lập trung tâm dạy trẻ chậm nói, tự kỷ, khó hòa nhập… Mời quý bạn đọc tham khảo.

thành lập trung tâm dạy trẻ em tự kỷ

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY TRẺ CHẬM NÓI, TỰ KỶ, TĂNG ĐỘNG…

  1. Có đề án thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập trong đó xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ;
  2. Phù hợp với quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  3. Có trụ sở làm việc;
  4. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM DẠY TRẺ CHẬM NÓI, TỰ KỶ, TĂNG ĐỘNG…

1. Cơ sở vật chất:

  • Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật;
  • Trụ sở, phòng làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
  • Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trung tâm;
  • Khu nhà ở cho học sinh đối với trung tâm có người khuyết tật nội trú;
  • Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;
  • Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trung tâm.

2. Nhân sự:

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.

3. Chương trình học:

Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.

THỦ TỤC XIN CẤP PHÉP THÀNH LẬP – HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM DẠY TRẺ TỰ KỶ, CHẬM NÓI, TĂNG ĐỘNG…

điều kiện thành lập trung tâm dạy trẻ chậm nói

Bước 1: Thành lập Doanh nghiệp

Các thông tin cần chuẩn bị bao gồm:

Thành lập công ty

Việt Luật soạn hồ sơ cho quý khách ký tên, nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị thành lập doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (trường hợp công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh);
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
  • Bản sao y chứng thực CCCD của:
    • Người đại diện theo pháp luật;
    • Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là cá nhân;
    • Người đại diện theo ủy quyền (trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức.
  • Giấy ủy quyền cho Việt Luật nộp hồ sơ.

Bước 2: Thực hiện các nghĩa vụ cơ bản sau khi có Giấy phép

Quý khách tham khảo những việc cần làm tại Những việc cần làm sau khi có Giấy phép

Bước 3: Xin cấp phép thành lập trung tâm

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở Bước 1, quý khách phải đảm bảo đủ điều kiện đã nêu bên trên. Thủ tục được quy định Điều 61 – Nghị định 46/2017/NĐ-CP

Cơ quan xử lý: Sở nội vụ – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Thành phần hồ sơ:

  • Văn bản đề nghị thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;
  • Đề án thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách trang thiết bị, cơ sở vật chất;
  • Danh sách nhân sự.

Thời gian xử lý:

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan có tổ chức thẩm định;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nội vụ có văn bản thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm; nếu không đồng ý thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

Bước 4: Xin phép hoạt động

Quý khách đảm bảo đủ điều kiện nêu bên trên bài viết, sau khi được cấp Quyết định thành lập, quý khách tiến hành nộp hồ sơ xin phép hoạt động theo quy định tại Điều 63 – Nghị định 46/2017/NĐ-CP.

Cơ quan xử lý: Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành phần hồ sơ:

  • Văn bản đề nghị cho phép hoạt động giáo dục, trong đó nêu rõ điều kiện đáp ứng hoạt động tương ứng với các nhiệm vụ;
  • Bản sao Quyết định thành lập ở Bước 2;
  • Quy chế hoạt động và tổ chức
  • Danh sách trang thiết bị;
  • Danh sách công nhân viên;
  • Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc;
  • Hợp đồng thuê trụ sở.

Thời gian xử lý:

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức thẩm định các điều kiện hoạt động và quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)