Vốn điều lệ công ty – Những điều cần biết năm 2023

Khi thành lập công ty, vốn điều lệ là một trong những thông tin bắt buộc phải đăng ký. Là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vốn điều lệ thể hiện cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Do đó, vốn  càng cao, thì độ tin cậy của khách hàng, đối tác với doanh nghiệp càng lớn.

Dưới đây là nhưng quy định có liên quan, Việt Luật mời quý bạn đọc tham khảo.

Các khái niệm cần biết

các loại tài sản góp vốn

Vốn điều lệ:

Cơ sở pháp lý: Khoản 34 – Điều 4 – Luật Doanh nghiệp 2020.

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Góp vốn

Cơ sở pháp lý: Khoản 18 – Điều 4 – Luật Doanh nghiệp 2020

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Phần vốn góp

Cơ sở pháp lý: Khoản 27 – Điều 4 – Luật Doanh nghiệp 2020

Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Tài sản góp vốn

Cơ sở pháp lý: Điều 34 – Luật Doanh nghiệp 2020

Tài sản góp vốn bao gồm:

  • Đồng Việt Nam;
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi;
  • Vàng;
  • Quyền sử dụng đất;
  • Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật;
  • Tài sản khác định giá bằng Đồng Việt Nam.

=> Đa số khi thành lập công ty, các cá nhân, tổ chức đều tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam để góp vốn.

Theo quy định tại Khoản  7 – Điều 4 – Luật Doanh nghiệp 2005 thì “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”, ta có thể hiểu vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Tuy nhiên, quy định này tại Luật Doanh nghiệp 2020 đã bị bãi bỏ. Do đó, trong quá trình thành lập công ty, chúng ta chỉ có một khái niệm duy nhất cần quan tâm đó là vốn điều lệ.

Vốn điều lệ trong các loại hình công ty

Công ty TNHH MTV Công ty TNHH 2TV trở lên Công ty Cổ Phần
Cơ sở pháp lý Khoản 1 – Điều 75 – Luật Doanh nghiệp 2020 Khoản 1 – Điều 47 – Luật Doanh nghiệp 2020 Khoản 1 – Điều 112 – Luật Doanh nghiệp 2020
Nội dung Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 47 của Luật này.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được các cổ đông đăng ký mua và thanh toán đủ cho công ty.

Chứng minh vốn điều lệ – Có cần không?

Theo quy định của pháp luật hiên hành, thì đối với trường hợp công ty 100% vốn Việt Nam thì không cần chứng minh vốn. Nhưng Doanh nghiệp cần đảm bảo:

  • Kê khai khống vốn;
  • Không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký (thực hiện thủ tục giảm vốn);
  • Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

Thời hạn góp vốn điều lệ

trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp:

  • Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Trong thời hạn này, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.

Lưu ý: Thời gian không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

Trường hợp chưa góp đủ vốn điều lệ:

  • Đối với công ty TNHH MTV:

    • Chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ;
    • Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định.
  • Đối với công ty TNHH 2 TV trở lên:

    • Công ty phải đăng ký thay đổi vốn, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định;
    • Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
  • Đối với công ty Cổ phần:

    • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua; công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
    • Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định.

Mức đóng lệ phí môn bài theo vốn điều lệ

Doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài hàng năm, mức nộp lệ phí môn bài phụ thuộc vào vốn của công ty theo quy định dưới đây:

Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Từ dưới 10 tỷ đồng 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 1.000.000 đồng/năm

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

Quý khách tham khảo thêm thủ tục tăng vốn công ty Cổ phần

Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)