Thủ tục và điều kiện thành lập công ty kinh doanh xăng dầu

Xăng dầu là một trong những nguồn năng lượng tiêu thụ hàng đầu ở Việt Nam. Với sự phát triển kinh tế và xe cộ ngày càng tăng, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cũng tăng lên. Việc thành lập một công ty xăng dầu có thể đáp ứng nhu cầu này và mang lại lợi nhuận cao. Việt Luật xin gửi đến quý bạn đọc quy định liên quan đến việc thành lập công ty kinh doanh xăng dầu trong bài viết dưới đây.

CƠ SỞ PHÁP LÝ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY XĂNG DẦU

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH XĂNG DẦU (kể từ ngày 01/06/2023)

Bước 1: Chọn loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp đó là:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Công ty Cổ phần;
  • Công ty Hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn được đăng ký nhiều nhất , sau đó là công ty cổ phần.

Quý khách có thể tham khảo thêm để lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình: Tư vấn chọn loại hình công ty phù hợp với mục đích kinh doanh

Mức độ lựa chọn các loại hình doanh nghiệp

Bước 2: Đặt tên cho công ty

Việt Luật hỗ trợ quý khách tra cứu tên miễn phí.

=> Quý khách đặt tên cho công ty theo mong muốn của mình, tuy nhiên cần đảm bảo tuân thủ những quy định của pháp luật.

Tên riêng của Doanh nghiệp tránh:

  • Trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên Doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Phải thuần phong mỹ tục;
  • Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ;
  • Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Quý khách có thể tham khảo thêm quy định tại: Những điều cần biết khi đặt tên Doanh nghiệp

Bước 3: Đăng ký mã ngành cấp 4 khi thành lập công ty kinh doanh xăng dầu

Việt Luật hỗ trợ quý khách chọn mã ngành cấp 4 phù hợp liên quan đến việc kinh doanh rượu.

Dưới đây là một số mã ngành tham khảo:

Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan 4661

Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng

4730

=> Quý khách có thể tham khảo thêm cách tra cứu ngành, nghề; mã ngành, nghề tại Tra cứu mã ngành nghề mới nhất

Bước 4: Trụ sở doanh nghiệp

Trụ sở công ty

  • Có đủ 4 cấp hành chính (Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh)
  • Trường hợp thuê tại tòa nhà thì phải có số tầng, lầu;
  • Không được lấy địa chỉ không có thực (địa chỉ ma) để đặt trụ sở;
  • Không dùng chung cư để làm địa chỉ trụ sở, nếu trường hợp căn hộ hỗ hợp kinh doanh và ở (officetel) thì cần có xác nhận của Chủ đầu tư;
  • Nên có Hợp đồng thuê trụ sở nếu không phải là nhà riêng.

Bước 5: Đăng ký vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Hiện nay, khi nộp hồ sơ thành lập, cơ quan đăng ký kinh doanh không bắt chứng minh. Tuy nhiên quý khách nên chọn số vốn phù hợp với năng lực tài chính của mình, không khai khống. thủ tục giảm vốn điều lệ là vô cùng khó khăn.

Tham khảo:Vốn điều lệ công ty – Những điều cần biết

Bước 6: Chuẩn bị giấy tờ pháp lý

Giấy tờ pháp lý

  1. Đối với cá nhân là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc là người đại diện theo pháp luật
    • Căn cước công dân;
    • Hộ chiếu.
  2. Đối với tổ chức là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
    • Giấy tờ pháp lý;
    • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền
  3. Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Lưu ý:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân phải còn thời hạn là bản sao y công chứng;
  • Giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan nước ngoài phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang Tiếng Việt.
  • Cung cấp số điện thoại của công ty (lưu ý, nên sử dụng số điện thoại ít sử dụng vì có thể sẽ bị làm phiền bởi quảng cáo, dễ bị lừa đảo).

Bước 7: Việt Luật soạn hồ sơ và nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần);
  • Văn bản ủy quyền phần vốn góp (đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
  • Danh sách đại diện theo ủy quyền (đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Hồ sơ sẽ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

Thời gian xử lý: 3 -5 ngày làm việc

Nộp hồ sơ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 8: Đăng bố cáo và làm con dấu, bảng hiệu công ty

  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thay mặt bạn đăng bố cáo trong trường hợp bạn đã nộp lệ phí đăng bố cáo nếu hồ sơ được chấp thuận;
  • Việt Luật sẽ làm con dấu và bảng hiệu theo yêu cầu của quý khách.

Bước 9: Thực hiện những công việc sau khi có Giấy phép

việc cần làm sau khi có Giấy phép

Quý khách tham khảo nghĩa vụ cần làm tại: Nghĩa vụ cần làm sau khi có Giấy phép

ĐIỀU KIỆN PHÁP LÝ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH XĂNG DẦU

Điều kiện đối với thương nhân phân phối xăng dầu

Thương nhân phân phối xăng dầu là thương nhân mua xăng dầu của thương nhân đầu mối, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc hoặc thông qua các thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu để bán lẻ xăng dầu.

  
Thương nhân đầu mối bao gồm: Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất xăng dầu.

Thương nhân đầu mối là chủ sở hữu xăng dầu trên toàn hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trừ trường hợp xăng dầu bán cho thương nhân phân phối xăng dầu và cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu:

  1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
  2. Có kho, bể dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
  3. Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
  4. Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
  5. Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
  6. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là thương nhân làm đại lý kinh doanh xăng dầu, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để bán xăng dầu cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối để hưởng thù lao.  

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là tổng đại lý):

  1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
  2. Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
  3. Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
  4. Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Hệ thống phân phối của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.

  1. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu.

Đại lý bán lẻ xăng dầu là thương nhân làm đại lý để thực hiện việc bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu để hưởng thù lao.  

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đại lý):

  1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
  2. Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định.
  3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
  4. Điều kiện đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu là thương nhân kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo phương thức nhượng quyền thương mại từ thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu.  

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là thương nhân nhận quyền):

  1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
  2. Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định.
  3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để Việt Luật hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)