Đại lý dịch vụ viễn thông là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp viễn thông để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ viễn thông để hưởng chênh lệch giá. Vậy thủ tục mở đại lý dịch vụ viễn thông cần chú ý những điểm gì, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.
CÁC SỐ KHÁI NIỆM CẦN BIẾT VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Theo quy định tại Điều 3 – Luật Viễn thông 2009, khi làm đại lý dịch vụ viễn thông, bạn cần biết những thông cơ bản sau:
- Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.
- Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
- Đại lý dịch vụ viễn thông là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp viễn thông để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ viễn thông để hưởng chênh lệch giá.
GIẤY PHÉP VIỄN THÔNG LÀ GÌ? ĐẠI LÝ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÓ CẦN XIN GIẤY PHÉP VIỄN THÔNG?
Theo quy định tại Điều 34 – Luật Viễn thông 2009 thì Giấy phép viễn thông bao gồm:
- Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, bao gồm:
- Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
- Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
- Giấy phép nghiệp vụ viễn thông
- Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;
- Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng dùng riêng;
- Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 01 năm được cấp cho tổ chức thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
==> Vậy câu hỏi được đặt ra? Doanh nghiệp viễn thông phải được cấp Giấy phép viễn thông trước khi hoạt động chính thức. Như vậy, đại lý dịch vụ viễn thông có bắt buộc có giấy phép viễn thông hay không?
Câu trả lời là KHÔNG – căn cứ theo quy định tại Khoản 2 – Điều 40 – Luật Viễn thông 2009.
Điều 40. Miễn giấy phép viễn thông
Tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông trong các trường hợp sau đây:
1. Kinh doanh hàng hóa viễn thông;
2. Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông;
3. Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông;
4. Mạng viễn thông dùng riêng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 5 Điều 24 của Luật này.
THỦ TỤC MỞ ĐẠI LÝ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT
Theo quy định tại Khoản 24 – Điều 3 – Luật Viễn thông 2009 thì đối tượng được làm đại lý dịch vụ viễn thông là tổ chức hoặc cá nhân. Do đó, khi bạn có nhu cầu mở đại lý viễn thông thì bạn có thể thành lập công ty. Bạn tham khảo quy trình dưới đây.
Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định pháp luật có liên quan
Bước 2: Chuẩn bị các thông tin để thành lập doanh nghiệp
Tài liệu cần cung cấp
- Đối với cá nhân là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc là người đại diện theo pháp luật
- Căn cước công dân;
- Hộ chiếu.
- Đối với tổ chức là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
- Giấy tờ pháp lý;
- Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền
Mã ngành tham khảo
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1 | Hoạt động viễn thông khác Chi tiết: – Đại lý dịch vụ viễn thông – Cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và internet (trừ dịch vụ truy cập, truy nhập internet) |
6190 |
Thông tin cần cung cấp khi thành lập công ty dịch vụ đại lý viễn thông
- Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH (một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên); cổ phần, hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
- Tên doanh nghiệp: Việt Luật hỗ trợ tra cứu miễn phí (Tham khảo thêm Cách đặt tên Doanh nghiệp mới nhất)
- Trụ sở công ty: có đầy đủ số nhà, 4 cấp hành chính => Không lấy chung cư làm trụ sở công ty, được phép sử dụng văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ;
- Vốn điều lệ: đăng ký theo khả năng tài chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông (Tham khảo thêm Vốn điều lệ công ty – Những điều cần biết)
- Số điện thoại, email liên hệ.
Bước 3: Soạn hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH MTV (Phụ lục I-2);
- Điều lệ công ty.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Phụ lục I-3);
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên (Phụ lục I-6)
Đối với công ty cổ phần:
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần (Phụ lục I-4);
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7)
Đối với công ty hợp danh
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên công ty hợp danh;
Đối với doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.
Lưu ý:
- Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức => Bổ sung thêm 2 văn bản sau:
- Văn bản ủy quyền phần vốn góp;
- Danh sách đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10).
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật không nộp hồ sơ => Bổ sung thêm “Giấy ủy quyền”.
Bước 4: Đóng lệ phí nhà nước và nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh
Hồ sơ sẽ được scan và nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 5: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
Sau thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu bên dưới.
Bước 6: Thực hiện những nghĩa vụ cần làm sau khi có Giấy phép
Làm con dấu
Việt Luật đặt con dấu cho quý khách hàng, thông tin trên con dấu bao gồm tên công ty, mã số thuế, thành phố…
Treo bảng hiệu
Việt Luật hỗ trợ làm con dấu và bảng hiệu theo nhu cầu của khách hàng.
Đăng ký mua chữ ký số điện tử (Token)
Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.
=> Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng.
Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Sau khi thành lập, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý của doanh nghiệp.
Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản giao dịch) và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế
Sau khi mở tài khoản ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng để gửi thông tin chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử.
Thông báo số tài khoản ngân hàng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.
Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
- Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
- Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.
=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.
Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Theo dõi và nộp lệ phí môn bài hằng năm
Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:
Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 đồng/năm |
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 đồng/năm |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 đồng/năm |
Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.
Bước 7: Ký hợp đồng viễn thông
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Theo quy định của Luật Thương mại và Luật Viễn thông thì đại lý dịch vụ viễn thông có các quyền và nghĩa vụ sau đây
Quyền của đại lý dịch vụ viễn thông
- Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.
- Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
- Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
- Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;
- Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.
- Từ chối cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ viễn thông và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp viễn thông đó.
Nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông
- Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định;
- Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;
- Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;
- Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý;
- Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.
- Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;
- Thực hiện việc cung cấp, bán lại dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật Viễn thông;
- Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
- Thực hiện thời gian cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của chính quyền địa phương;
- Cung cấp dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông.
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:
Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)
Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]