Thủ tục thành lập công ty dịch vụ giám định thương mại

Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. Vậy điều kiện, quy trình đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI

Theo quy định tại Điều 257 – Luật Thương mại 2005 thì điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại là:

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn, cụ thể như sau:
    • Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;
    • Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;
    • Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.
  3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.

NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI

Theo quy định tại Điều 3 – Nghị định 20/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại thì nguyên tắc khi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại bao gồm:

  • Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
  • Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học và chính xác.
  • Không được thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp dịch vụ giám định thương mại đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP/CÔNG TY KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp có chức năng giám định thương mại

Mã ngành tham khảo:

STT Tên ngành Mã ngành
1 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu
– Chi tiết : Giám định thương mại
7490

Tài liệu cần cung cấp:

  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là cá nhân:
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu
  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức:
    • Bản sao y Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập;
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

Thông tin cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp

  1. Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH (một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên); cổ phần
  2. Tên doanh nghiệp: Việt Luật hỗ trợ tra cứu miễn phí (Tham khảo thêm Cách đặt tên Doanh nghiệp mới nhất)
  3. Trụ sở công ty: có đầy đủ số nhà, 4 cấp hành chính, có số điện thoại liên lạc
  4. Vốn điều lệ: đăng ký theo khả năng tài chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông (Tham khảo thêm Vốn điều lệ công ty – Những điều cần biết)

Thành phần hồ sơ

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH MTV (Phụ lục I-2);
  • Điều lệ công ty.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Phụ lục I-3);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (Phụ lục I-6)

Đối với công ty cổ phần:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần (Phụ lục I-4);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7)

Đối với công ty hợp danh

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh;

Đối với doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý:

Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức => Bổ sung thêm 2 văn bản sau:

  • Văn bản ủy quyền phần vốn góp;
  • Danh sách đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10).

Trường hợp người đại diện theo pháp luật không nộp hồ sơ => Bổ sung thêm “Giấy ủy quyền”.

Bước 2: Đăng ký dấu nghiệp vụ

Theo quy định tại Điều 3, 4 – Thông tư 01/2015/TT-BTC quy định thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, việc đăng ký dấu nghiệp vụ được tiến hành như sau:

Thành phần hồ sơ:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Các mẫu dấu nghiệp vụ hoặc bản thiết kế các mẫu dấu nghiệp vụ mà thương nhân đăng ký.

Cơ quan có thẩm quyền:

Sở Công thương nơi công ty đặt trụ sở

Lệ phí: 20.000 đồng/mẫu dấu/lần

Thời gian xử lý: 

Trong thời hạn tối đa 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ đề nghị đăng ký dấu nghiệp vụ đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này, Sở Công Thương nơi thương nhân đăng ký kinh doanh có trách nhiệm đăng ký con dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và thông báo cho thương nhân biết bằng văn bản. Trường hợp không chấp nhận việc đăng ký dấu nghiệp vụ, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Thực hiện những việc cần làm sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Treo bảng hiệu

Việt Luật hỗ trợ làm con dấu và bảng hiệu theo nhu cầu của khách hàng.

2. Đăng ký mua chữ ký số điện tử (Token)

Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.

=> Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng.

3. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Sau khi thành lập, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý của doanh nghiệp.

4. Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản giao dịch) và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế

Sau khi mở tài khoản ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng để gửi thông tin chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử.

Thông báo số tài khoản ngân hàng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.

5. Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

  • Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
  • Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.

=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.

7. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

8. Theo dõi và nộp lệ phí môn bài hằng năm

Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI

Theo quy định tại Điều 19 – Nghị định 20/2006/NĐ-CP thì các hành vi dưới dây được coi là vi phạm giám định thương mại:

  • Kinh doanh dịch vụ giám định khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;
  • Cung cấp dịch vụ giám định ngoài lĩnh vực đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư;
  • Công nhận giám định viên đối với người chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 259 Luật Thương mại;
  • Thực hiện việc giám định trong trường hợp việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của chính thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định và của giám định viên;
  • Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện dịch vụ giám định cho thương nhân nước ngoài không có hợp đồng uỷ quyền thực hiện dịch vụ giám định;

Theo quy định tại Điều 74 – Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì thương nhân vi phạm liên quan đến giám định thương mại sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Điều 74. Hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi ủy quyền giám định hoặc ủy quyền lại việc giám định mà không có hợp đồng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ giám định ngoài lĩnh vực đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác được cấp, được xác nhận theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ giám định không đảm bảo các điều kiện theo quy định;

b) Chỉ định giám định viên thực hiện dịch vụ giám định thương mại không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng con dấu nghiệp vụ trên chứng thư giám định khi chưa đăng ký con dấu đó với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

b) Thay đổi, bổ sung con dấu nghiệp vụ mà không đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

c) Không nộp lại con dấu nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bị xóa đăng ký dấu nghiệp vụ;

d) Thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và điểm a, b và d khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

Việt Luật - hân hạnh được hỗ trợ quý khách trong việc thành lập doanh nghiệp

5/5 - (2 bình chọn)