Thành lập công ty quảng cáo – Những điều cần biết năm 2023

Trong thời đại số hóa ngày nay, ngành quảng cáo đang trải qua một sự thay đổi lớn với sự phát triển của công nghệ, các phương tiện truyền thông mới và xu hướng tiếp cận khách hàng thông qua các kênh trực tuyến. Nhiệm vụ chính của ngành này là tạo ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả để thu hút sự chú ý của khách hàng và nâng cao nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

Việt Luật xin gửi đến quý khách hàng những quy định có liên quan đến việc thành lập công ty quảng cáo ở bài viết dưới đây.

A. Trình tự, thủ tục thành lập công ty quảng cáo (từ 22/06/2023)

Thành lập công ty quảng cáo

Bước 1: Việt Luật tư vấn và quý khách chuẩn bị các thông tin sau

  1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

    • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH);
    • Công ty cổ phần (CP);
    • Công ty hợp danh (HD);
    • Doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
  2. Đặt tên cho công ty

  3. Ngành nghề kinh doanh

    • Theo Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg thì ngành Quảng có mã ngành cấp 4 là 7310
  4. Địa chỉ trụ sở công ty

    • Không sử dụng chung cư làm địa chỉ trụ sở;
    • Có đầy đủ tên đường/khu phố/ tổ và 4 cấp hành chính.
  5. Thông tin về vốn điều lệ

    • Là tổng giá trị tài sản mà thành viên, chủ sở hữu cam kết góp hoặc  là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
    • Không kê khai khống.
  6. Thông tin về người đại diện theo pháp luật: cung cấp 2 mặt CCCD/Hộ chiếu

  7. Thông tin về chủ sở hữu, thành viên, cổ đông: cung cấp 2 mặt CCCD/Hộ chiếu.

Bước 2: Việt Luật soạn hồ sơ cho quý khách ký tên

Thành phần hồ sơ thành lập công ty quảng cáo bao gồm:

  • Đơn đề nghị thành lập doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (trường hợp công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh);
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
  • Bản sao y chứng thực CCCD của:
    • Người đại diện theo pháp luật;
    • Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là cá nhân;
    • Người đại diện theo ủy quyền (trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức.
  • Giấy ủy quyền cho Việt Luật nộp hồ sơ.

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 4: Nhận kết quả

Từ 3 – 5 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ.

Bước 5: Đăng bố cáo doanh nghiệp

Việt Luật đã hỗ trợ quý khách đăng bố cáo trong dịch vụ, thông tin công ty sẽ được cập nhật trên hệ thống cổng thông tin quốc gia kể từ ngày được cấp Giấy phép.

Bước 6: Làm con dấu

Việt Luật đăng ký làm con dấu theo nhu cầu của quý khách, nội dung con dấu bao gồm:

  • Tên công ty;
  • Mã số thuế;
  • Quận/Thành phố nơi đăng ký trụ sở.

Sau khi có Giấy phép, quý khách lưu ý những nghĩa vụ cơ bản phải làm tại đây: Những việc cần làm sau khi có Giấy phép

B. Điều kiện chung khi hoạt động quảng cáo

Sau khi thành lập doanh nghiệp, để đi vào hoạt động chính thức, quý khách cần đảm bảo các điều kiện sau:

Theo quy định tại Điều 20 – Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, điều kiện quảng cáo bao gồm:

Điều kiện khi hoạt động quảng cáo

  1. Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
  3. Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản;
  4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
    • Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế;
    • Phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
    • Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
    • Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
    • Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước;
    • Đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
    • Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
    • Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
    • Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
    • Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
    • Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
    • Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.

Để được tư vấn chi tiết, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)