Thành lập công ty kinh doanh vận tải bằng ô tô năm 2024

Ngành nghề kinh doanh vận tải bằng ô tô là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư 2020. Khi bắt đầu hoạt động chính thức, doanh nghiệp bắt buộc phải đảm bảo đủ điều để được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, nhưng trước tiên, Doanh nghiệp phải được thành lập theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, dưới đây là những thông tin cần cung cấp khi thành lập công ty kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Thành lập công ty kinh doanh vận tải

1. LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp bao gồm;

  • Công ty TNHH một thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Công ty Cổ Phần;
  • Công ty Hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Quý khách có thể tham khảo thêm So sánh các loại hình doanh nghiệp để đư ra quyết định phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình.’

2. TÊN CÔNG TY

Quý khách tự do lựa chọn tên, tuy nhiên phải tuân thủ cách đặt tên theo quy định của pháp luật và nhất là không trùng hoặc gây nhầm lẫn với Doanh nghiệp có trước đó.

Ví dụ: Công ty TNHH Vận Tải Lộc Phát; Công ty Cổ Phần Thương Mại Vận Tải Tấn Phát…

Việt Luật hỗ trợ quý khách tra cứu tên miễn phí, để tránh bị trùng hoặc gây nhầm lẫn.

3. TRỤ SỞ CÔNG TY

  • Theo quy định của Luật Nhà ở, thì quý khách không được chọn chung cư làm địa chỉ trụ sở hoặc nơi không có chức năng làm văn phòng, kinh doanh;
  • Trường hợp thuê văn phòng thì phải có Hợp đồng thuê lưu tại trụ sở để nếu có bị kiểm tra thì vẫn có giấy tờ pháp lý đầy đủ, còn thủ tục thành lập công ty thì không cần chứng minh;
  • Địa chỉ phải đầy đủ Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn và 4 cấp hành chính;
  • Trường hợp thuộc tòa nhà thì phải có số tầng/lầu.

4. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Theo Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg hệ thống ngành, nghề kinh tế thì kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc các mã ngành sau:

Tên ngành Mã ngành cấp 4
Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành 4921
Vận tải hành khách bằng xe buýt giữa nội thành và ngoại thành, liên tỉnh 4922
Vận tải hành khách bằng xe buýt loại khác 4929
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) 4931
Vận tải hành khách đường bộ khác 4932
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển) 4933

Quý khách có thể tham khảo cách tra cứu mã ngành nghề theo link đính kèm.

5. NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

Khái niệm:

Theo quy định tại Điều 12 – Luật Doanh nghiệp 2020 thì:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

  • Một công ty có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện.
  • Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Chức danh:

  • Tổng Giám đốc công ty;
  • Giám đốc công ty;
  • Chủ tịch công ty – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị – đối với công ty cổ phần;
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc/Giám đốc – Đối với công ty cổ phần;
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc/Giám đốc – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Hoặc các chức danh khác theo quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy định pháp luật.

Thông tin cần cung cấp: CCCD/Hộ chiếu sao y chứng thực

6. SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ

Công ty bắt buộc phải có số điện thoại liên hệ được in trên Giấy phép và thông báo với cơ quan quản lý thuế.

Tuy nhiên, tình trạng lừa đảo hiện nay ngày càng nhiều, do đó, quý khách cần thận trọng khi nghe điện thoại mời chào dịch vụ hoặc bất cứ vấ đề nào khác.

7. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH VẬN TẢI

thành lập công ty lữ hành cùng Việt Luật

Bước 1: Việt Luật tư vấn và soạn thảo hồ sơ thành lập dựa vào những thông tin bên trên của khách hàng.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên/cổ đông (đối với trường hợp Công ty TNHH và Công ty Cổ phần);
  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là cá nhân:
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu
  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức:
    • Bản sao y Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập;
    • Quyết định cử người đại diện theo ủy quyền;
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

Bước 2: Việt Luật thay mặt nộp hồ sơ và nhận kết quả

Hồ sơ sẽ được nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở theo link: www.dangkykinhdoanh.gov.vn

Sau thời gian từ  3 -5 ngày làm việc, quý khách sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Thực hiện những nghĩa vụ cơ bản sau khi có Giấy phép

Quý khách tham khảo những việc cần làm tại: Nghĩa vụ cần làm sau khi có Giấy phép

Bước 4: Xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Điều và thủ tục quý khách có thể tham khảo tại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)