Sau khi thành lập công ty, tùy thuộc vào quy mô kinh doanh, có nhu cầu mở rộng kinh doanh… thì công ty có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. 3 loại hình là đơn vị phụ thuộc của công ty, mỗi loại hình có chức năng riêng. Mời quý bạn đọc cùng Việt Luật tham khảo những điểm khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong bài viết dưới đây.
KHÁI NIỆM VỀ CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH (Áp dụng từ 01/06/2023)
Cơ sở pháp lý:
Điều 44 – Luật Doanh nghiệp 2020
Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh đều là đơn vi phụ thuộc của công ty.
Nội dung:
-
Chi nhánh:
- Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền;
- Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Văn phòng đại diện:
- Có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó;
- Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Lời khuyên từ Việt Luật:
- Nếu Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, thủ tục và hoạt động đơn giản, trong cùng tỉnh/thành phố nơi trụ sở chính thì Công ty nên thành lập địa điểm kinh doanh.
- Nếu Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực như Công ty mẹ, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của Công ty nên chọn thành lập chi nhánh.
- Nếu Công ty đang muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không kinh doanh tại các tỉnh thành phố nơi khác trụ sở chính thì nên lựa chọn mở văn phòng đại diện.
Chi nhánh | Văn phòng đại diện | Địa điểm kinh doanh | |
Tên | Tên Doanh nghiệp + tên riêng Chi nhánh | Tên Doanh nghiệp + tên riêng văn phòng đại diện | Tên Doanh nghiệp + tên riêng văn địa điểm kinh doanh |
Phạm vi kinh doanh | Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký. | Không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng giao dịch và tiếp thị, xúc tiến thương mại. | Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh trong phạm vi nhóm ngành cụ thể đã đăng ký của công ty mẹ |
Mã số thuế | Có mã số thuế riêng 13 số. Chi nhánh kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. | Có mã số thuế riêng 13 số. Văn phòng đại diện kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số Văn phòng ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. | Không có mã số thuế riêng. |
Con dấu | Có con dấu riêng | Có con dấu riêng | Không có con dấu |
Hình thức hạch toán | Hình thức Hạch toán độc lập hoặc Phụ thuộc.
Phát sinh báo cáo tài chính nếu hạch toán độc lập |
Công ty mẹ nộp tờ khai và kê khai thuế | Hạch toán phụ thuộc vào công ty |
Các loại thuế cần nộp | – Lệ phí môn bài
– GTGT – Thu nhập DN – Thu nhập cá nhân
|
Lệ phí môn bài | Lệ phí môn bài |
Lệ phí môn bài |
1.000.000 đồng/năm Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài
|
||
Hồ sơ thành lập | – Thông báo thành lập Chi nhánh; – Bản sao nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị; – Bản sao nghị quyết, quyết định sở hữu; – Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh. |
– Thông báo thành lập Chi nhánh; |
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh |
Hình thức nộp hồ sơ | Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp |
Quý khách có thể tham khảo thêm: Thủ tục thành lập công ty trọn gói, Dịch vụ kế toán chuyên nghiệp.
Hoặc liên hệ lại với chúng tôi để được hỗ trợ.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]