Doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh ngoài trụ sở chính, có thể thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Theo như quy định tại khoản 1 – Điều 44 – Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách nắm rõ hơn về thủ tục trên.
A. Những điểm cần lưu ý khi thành lập chi nhánh
Theo quy định tại Điều 45 – Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
- Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài;
- Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
B. Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh (Áp dụng từ ngày 01/06/2023)
1. Chọn tên cho chi nhánh:
- Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt;
- Tên chi nhánh = “Chi nhánh” + Tên Doanh nghiệp;
- Không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”
- Có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt.
2. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh:
- Ngành, nghề của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề của Doanh nghiệp;
- Có thể đăng ký hoạt động 1 phần hoặc toàn bộ.
3. Địa chỉ hoạt động của chi nhánh:
Không được sử dụng chung cư làm nơi kinh doanh, trụ sở của chi nhánh hoặc Doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 – Điều 16 – Luật Nhà ở 2014:
1. Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ.
4. Người đứng đầu chi nhánh
Người đứng đầu chi nhánh phải có đủ năng lực hành vi dân sự, được công ty bổ nhiệm hoặc thuê.
5. Hình thức kế toán của chi nhánh
Độc lập | Phụ thuộc | |
Khác nhau |
|
Chuyển số liệu, hóa đơn, chứng từ thu/chi về cho công ty mẹ => Công ty mẹ tổng hợp số liệu để thực hiện nghĩa vụ thuế của Doanh nghiệp
|
Giống nhau |
Đều chịu sự quản lý của công ty mẹ; Không có tư cách pháp nhân
|
6. Thủ tục thành lập chi nhánh
Bước 1: Khách cung cấp thông tin, Việt Luật tư vấn
Dựa vào nhu cầu của quý khách, Việt Luật sẽ đề xuất các phương án phù hợp nhất.
Bước 2: Soạn hồ sơ
Khách cung cấp thông tin, Việt Luật soạn hồ sơ, thành phần hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh do người đại diện theo pháp luật Doanh nghiệp ký;
- Bản sao Quyết định của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH Một thành viên) về việc thành lập chi nhánh;
- Bản sao Biên bản họp, Quyết định của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty TNHH Hai thành viên trở lên/Cổ phần) về việc thành lập chi nhánh;
- Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh;
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ cho Việt Luật.
Bước 3: Việt Luật thay mặt khách hàng, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan đăng ký kinh doanh
Bước 4: Nhận kết quả
Từ 3 – 5 ngày làm việc, Việt Luật sẽ bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Bước 5: Làm con dấu
Việt Luật đăng ký con dấu theo quy định của pháp luật
Mọi thắc mắc, quý khách liên hệ lại để được hỗ trợ.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: tuvan@vietluat.vn