Rủi ro pháp lý khi “đứng tên” công ty cho người khác

Trong những năm gần đây, một hiện tượng xuất hiện ngày càng phổ biến đó là nhờ đứng tên chủ sở hữu/cổ đông/đại diện theo pháp luật của công ty. Nhiều người xem đây là một cơ hội hấp dẫn bởi nghiễm nhiên trở thành chủ doanh nghiệp và có thêm một khoản thu nhập. Tuy nhiên, đó chỉ là mặt tốt của vấn đề, những người đang phân vân hoặc đã đứng tên công ty cho người khác cần lưu ý một số vấn đề sau. Vậy rủi ro pháp lý khi “đứng tên” công ty cho người khác như thế nào? Cùng Việt Luật tham khảo ngay qua bài viết sau:

Xem thêm:

RỦI RO PHÁP LÝ KHI “ĐỨNG TÊN” CÔNG TY CHO NGƯỜI KHÁC

1. Người đại diện theo pháp luật không đúng với hoạt động thực tế.

Theo quy định tại điều 24 Nghị định 50/2016/NĐ-CP về vi phạm quy định kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì trong những trường hợp phát hiện hồ sơ kê khai không trung thực; nội dung không chính xác; doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng và đồng thời buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực; không chính xác.

2. Người cho mượn danh làm đại diện pháp luật không được quyền thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định ở điều 29 Nghị định 50/2016/NĐ-CP về vi phạm quy định đăng ký người thành lập doanh nghiệp thì việc đăng ký người đại diện theo pháp luật thuộc đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng; đồng thời buộc phải đăng ký thay đổi với các thành viên; thành viên góp vốn; thành viên hợp danh; cổ đông sáng lập là cá nhân; tổ chức theo quy định.

3. Các hoạt động kinh doanh trái phép.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện các quyền; nghĩa vụ và trách nhiệm quy định tại khoản 1, điều 13 và điều 14 trong Luật Doanh nghiệp 2014. Trong trường hợp các hoạt động của công ty không như mong muốn chủ quan; việc kinh doanh thua lỗ, hoặc các hành vi vô tình hay cố ý dẫn tới tội danh trốn thuế, kinh doanh trái phép thì người đại diện theo pháp luật lúc này sẽ là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm trước trọng tài, tòa án về các nghĩa vụ giải trình, nộp phạt hành chính; thậm chí là trách nhiệm hình sự.

Tham khảo thêm:  Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh 

4. Nghĩa vụ đối với Công ty

Bỏ qua những rủi ro liên quan đến hoạt động trái pháp luật của doanh nghiệp, thì vẫn còn đó một loại rủi ro đó là trách nhiệm của người quản lý với các cổ đông, thành viên công ty. Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định cụ thể các trách nhiệm của các chức danh quản lý trong công ty. Các trách nhiệm đó bao gồm thực hiện nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật, điều lệ và các nghị quyết của công ty ….

Trong trường hợp những người quản lý trong Công ty không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình, Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép các chủ sở hữu hay nhóm chủ sở hữu trong doanh nghiệp khởi kiện để yêu cầu những người quản lý đó bồi thường cho công ty. Việc những người đứng tên giùm không biết hoặc không quan tâm đến các trách nhiệm của mình chắc chắn ko phải là lý do để miễn trừ trách nhiệm pháp lý của họ.

5. Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính ở đây là những người chủ thực sự có thể nhờ đứng tên là đại diện pháp luật cũng có thể là thành viên/cổ đông nhưng không thực hiện nghĩa vụ góp vốn như đã cam kết. Theo nguyên tắc, trong trường hợp thành viên/cổ đông không thực hiện góp vốn như cam kết thì người đó (chính là người trên hồ sơ giấy tờ pháp lý) sẽ liên đới chịu trách nhiệm với những nghĩa vụ tài chính của công ty (Khoản 4 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014). Nếu người đứng tên giùm không thực sự hiểu biết và quan tâm đến hoạt động của công ty; chính họ sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm với những khoản nợ trên trời rơi xuống .

Tham khảo thêm: Vốn – vấn đề tiên quyết khi bắt đầu khởi nghiệp

6. Những rắc rối phiền phức khác

Người đứng tên giùm là một người quản lý trong Công ty cho dù chỉ là danh nghĩa cũng sẽ có những phiền phức tìm đến. Đó là những buổi họp người đứng tên bắt buộc phải có mặt. Đó sẽ là những người tìm đến công ty sẽ cần gặp gỡ bạn người đứng tên để xử lý công việc. Đó sẽ là việc kí tá hồ sơ, giấy tờ mà nhiều khi là phiền toái và tốn thời gian…

Với tất cả các lý do trên, những người đã, đang và sẽ đứng tên giùm cho người khác trong một công ty nên thận trọng khi nhận vai trò của mình. Suy cho cùng, mặc dù không có quyền quyết định (giống như bù nhìn) và đôi khi cả quyền lợi trên thực tế nhưng hầu như mọi trách nhiệm, nghĩa vụ đối với hoạt động thực tế của doanh nghiệp khi xảy ra sai phạm, vi phạm pháp luật thì người đầu tiên bị cơ quan pháp luật gọi đến là người đại diện theo pháp luật.

Do vậy, các cá nhân có ý định cho mượn danh để đứng tên người đại diện theo pháp luật cần nắm rõ quy định của pháp luật và hiểu được các rủi ro nêu trên trước khi quyết định đứng tên hộ.

Xem thêm: Lưu ý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp năm 2019 

"<yoastmark

Vui lòng liên hệ với Việt Luật để được hỗ trợ rốt nhất:

  • Địa chỉ: Số 2 Hoa Phượng – P. 2, Q. Phú Nhuận – TP Hồ Chí Minh
  • Điện thoại tư vấn: (028) 3517 2345 (20 lines)
  • Hotline:  0936 234 777 (Mr. Mẫn), 0934 234 777 (Ms. Sương)
  • Địa chỉ Email: [email protected]
Rate this post