Sau khi hoàn thành thủ tục về đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ được cấp một giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh là như nhau. Tuy nhiên, đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Hãy cùng Việt Luật tham khảo qua bài viết: “Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh.
Xem thêm:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài
- Những điều cần đặt biệt lưu ý khi thành lập công ty năm 2019
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp năm 2019
- Lưu ý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp năm 2019
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2014.
- Luật Thương mại 2005.
- Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Doanh nghiệp nói chung
Giấy phép kinh doanh
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
HOẠT ĐỘNG
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh là thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Giấy phép kinh doanh
- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa trừ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;
- Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn;
- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;
- Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
- Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
- Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
- Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
- Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Tham khảo thêm: Vốn – vấn đề tiên quyết khi bắt đầu khởi nghiệp
LUẬT ĐIỀU CHỈNH
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn.
Giấy phép kinh doanh
- Luật thương mại 2005, Nghị định 09/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn.
ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Không
Giấy phép kinh doanh
- Phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
NỘI DUNG
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Vốn điều lệ.
Giấy phép kinh doanh
1. Nội dung Giấy phép kinh doanh.
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
- Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;
- Hàng hóa phân phối;
- Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
- Các nội dung khác.
2. Thời hạn kinh doanh
- Thời hạn kinh doanh đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP là 05 năm;
- Thời hạn kinh doanh cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép kinh doanh đã được cấp.
Tham khảo thêm: Pháp luật mới quy định về con dấu doanh nghiệp như thế nào?
HỒ SƠ CẤP PHÉP
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu;
- Điều lệ công ty (không áp dụng đối với loại hình Doanh nghiệp tư nhân);
- Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (không áp dụng với loại hình Doanh nghiệp tư nhân);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Giấy phép kinh doanh
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
2. Bản giải trình có nội dung:
- Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
- Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
- Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
- Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
CƠ QUAN GIẢI QUYẾT
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
Giấy phép kinh doanh
- Sở Công thương
Cần hỗ trợ về dịch vụ Kế toán – thuế; Bảo hiểm xã hội; Pháp lý doanh nghiệp; Đầu tư nước ngoài… vui lòng liên hệ với Việt Luật
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Địa chỉ: Số 02 Hoa Phượng, P. 02, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
- Điện thoại tư vấn: 08 3517 2345 (20 lines) – Tổng đài tư vấn: 1900 585847
- Hotline: 0934 234 777 (Ms. Sương) – 0936 234 777 (Mr. Mẫn)
- Địa chỉ mail: Tuvan@vietluat.vn – Facebook.com/Vietluatvn