Quy định mới về hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức thực hiện. Theo quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BGDDT thì việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có những quy định mới nào? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau:

>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Thành lập công ty nước ngoài

3 TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG ĐƯỢC DẠY THÊM, TỔ CHỨC DẠY THÊM?

Các trường hợp không được dạy thêm
Các trường hợp không được dạy thêm

Theo quy định tại Điều 4 – Thông tư 29/2024/TT-BGDDT có hiệu lực từ 14/02/2025 thì các trường hợp sau không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm:

  1. Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
  2. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
  3. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

CẦN LÀM GÌ KHI DẠY THÊM, HỌC THÊM NGOÀI NHÀ TRƯỜNG?

Theo quy định tại Điều 6 – Thông tư 29/2024/TT-BGDDT có hiệu lực từ 14/02/2025 thì hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:

  • Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm

Lưu ý:

  • Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
  •  Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DẠY THÊM, HỌC THÊM NGOÀI NHÀ TRƯỜNG KỂ TỪ 14/02/2025

Dịch vụ của Việt Luật
Dịch vụ của Việt Luật

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Đăng ký kinh doanh

Có 2 loại hình kinh doanh hiện nay mà bạn đọc có thể chọn để hoạt động dạy thêm với mã ngành tham khảo như sau:

STT Tên ngành Mã ngành
1 Giáo dục khác chưa được phân vào đâu
– chi tiết: Dạy thêm, luyện thi
8559

Cách 1: Thành lập hộ kinh doanh

Thành phần hồ sơ:

  • Giấy đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

Thời gian xử lý: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Cơ quan có thẩm quyền: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập Huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh (ủy ban nhân dân Huyện)

Cách 2: Thành lập doanh nghiệp

Lưu ý: Theo quy Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam như sau:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sảnLuật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, trường hợp giáo viên là viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, chỉ được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Thành phần hồ sơ: 

Thông tin cần cung cấp khi thành lập công ty

  1. Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH (một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên); cổ phần, hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
  2. Tên doanh nghiệp: Việt Luật hỗ trợ tra cứu miễn phí (Tham khảo thêm Cách đặt tên Doanh nghiệp mới nhất)
  3. Trụ sở công ty: có đầy đủ số nhà, 4 cấp hành chính => Không lấy chung cư làm trụ sở công ty, được phép sử dụng văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ;
  4. Vốn điều lệ: đăng ký theo khả năng tài chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông (Tham khảo thêm Vốn điều lệ công ty – Những điều cần biết)
  5. Số điện thoại, email liên hệ.

Tài liệu cần cung cấp

  1. Đối với cá nhân là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc là người đại diện theo pháp luật
    • Căn cước công dân;
    • Hộ chiếu.
  2. Đối với tổ chức là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
    • Giấy tờ pháp lý;
    • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền

Thành phần hồ sơ

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH MTV (Phụ lục I-2);
  • Điều lệ công ty.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Phụ lục I-3);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (Phụ lục I-6)

Đối với công ty cổ phần:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần (Phụ lục I-4);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7)

Đối với công ty hợp danh

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh;

Đối với doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý:

    • Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức => Bổ sung thêm 2 văn bản sau:
      • Văn bản ủy quyền phần vốn góp;
      • Danh sách đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10).
    • Trường hợp người đại diện theo pháp luật không nộp hồ sơ => Bổ sung thêm “Giấy ủy quyền”.

Bước 3: Công khai thông tin

Tổ chức, cá nhân dạy thêm ông khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm theo mẫu dưới đây.

Mẫu số 02. Mẫu Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại noi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở (đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

CÔNG KHAI THÔNG TIN VỀ TUYỂN SINH CÁC KHÓA HỌC THÊM
NĂM….

………… (Tên cơ sở dạy thêm), địa chỉ :………………… (ghi rõ địa chỉ cơ sở dạy thêm), điện thoại liên lạc :………….. (ghi số điện thoại hotline của cơ sở dạy thêm) trân trọng công khai thông tin tuyển sinh các lớp học thêm năm …. của ……….. (Tên cơ sở dạy thêm) như sau :

1. Các môn học được tổ chức dạy thêm kèm theo thời lượng đối với từng môn học theo từng khối lớp : ………..………..………..………..………..………..………..………..………..………..

(liệt kê các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông; Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông được tổ chức dạy thêm).

2. Địa điểm tổ chức các lớp học thêm:………..………..… (ghi rõ địa chỉ nơi cơ sở dạy thêm tổ chức dạy thêm, học thêm).

3. Hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm:………..……….. (ghi rõ hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm).

4. Thời khóa biểu các lớp học thêm3.

5. Danh sách người dạy thêm

Stt

Họ và tên người dạy

Trình độ chuyên môn

Chuyên ngành đào tạo

Đơn vị công tác

Ghi chú

1

2

6. Mức thu tiền học thêm:………..……….. (ghi rõ đơn giá và đơn vị tính).

____________________

3 Kẻ bảng thời khóa biểu kèm theo tên người dạy thêm

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

5/5 - (1 bình chọn)