Thủ tục xin cấp Giấy phép tư vấn du học năm 2024

Du học là một cơ hội tuyệt vời để nâng cao trình độ học vấn, trau dồi kinh nghiệm và mở ra những chân trời mới cho bản thân. Tuy nhiên, để có thể đi du học thành công, các bạn trẻ cần chuẩn bị rất nhiều thứ, từ kiến thức, kỹ năng cho đến tài chính. Để giúp các bạn trẻ có được thông tin chính xác và đầy đủ về du học, các công ty tư vấn du học đã ra đời. Để có thể hoạt động hợp pháp, các công ty tư vấn du học cần được cấp giấy phép tư vấn du học từ các cơ quan chức năng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty tư vấn du học. Thủ tục thành lập công ty tư vấn du học khá đơn giản và không quá phức tạp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và đáp ứng các điều kiện cần thiết để được cấp giấy phép tư vấn du học.

1/ Cơ sở pháp lý của thủ tục xin cấp Giấy phép tư vấn du học

  • Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
  • Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Giấy phép tư vấn du học

2/ Điều kiện xin cấp Giấy phép tư vấn du học

a/ Các loại hình kinh doanh ngành, nghề tư vấn du học

  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
  • Tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

b/ Điều kiện về nhân sự

Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên; có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

=> Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đã lược bỏ điều kiện về ký quỹ và lược bỏ điều kiện về trình độ của người đứng đầu tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

3/ Trình tự, thủ tục thành lập công ty tư vấn du học và xin giấy phép con (kể từ ngày 01/01/2024)

Giấy phép tư vấn du học
Giấy phép tư vấn du học

Bước 1: Thành lập công ty dịch vụ tư vấn du học

Quý khách hàng có thể tham khảo thủ tục thành lập Doanh Nghiệp tại Thành lập Doanh nghiệp mới nhất  hoặc Thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du học

Bước 2: Thực hiện những nghĩa vụ cơ bản sau khi có Giấy phép

1. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu là một trong những việc cần làm sau khi có Giấy phép công ty

Công ty nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý.

Trên thực tế, mỗi cơ quan thuế sẽ yêu cầu những giấy tờ khác nhau, tuy nhiên dưới đây là thành phần hồ sơ cơ bản quý khách cần chuẩn bị:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán;
  • Tờ đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn;
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định;
  • Bảng đăng ký chương trình mở sổ kế toán bằng máy tính;
  • Tờ khai lệ phí môn bài (nộp online);
  • Giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu nộp hồ sơ (nếu có).

Lưu ý: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp GPKD, doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu

2. Đăng ký chữ ký số (Token)

  • Chữ ký số là yêu cầu bắt buộc phải sử dụng;
  • Vai trò của chữ ký số được hiểu như là một chữ ký tay của cá nhân hay một con dấu của cơ quan, doanh nghiệp;
  • Sử dụng chữ ký số, các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp sẽ được pháp luật thừa nhận về mặt pháp lý khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử;
  • Tiêu biểu một số giao dịch như ký kê khai thuế, hợp đồng điện tử, giao dịch tài chính…

Dưới đây là một số gói dịch vụ chữ ký số:

Bảng giá chữ ký số

3. Mở tài khoản ngân hàng, đăng ký nộp thuế điện tử, thông báo số tài khoản ngân hàng lên cơ quan thuế.

Quý khách liên hệ ngân hàng để mở tài khoản cho công ty. Tùy theo quy định của ngân hàng mà mỗi ngân hàng yêu cầu thành phần hồ sơ khác nhau.

Dưới đây là những giấy tờ cơ bản quý khách cần chuẩn bị:

  • Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
  • Con dấu công ty;

Lưu ý:

  • Quý khách nên đăng ký dịch vụ nộp thuế điện tử cho ngân hàng;
  • Thông báo số tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế quản lý trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.

4. Treo bảng hiệu tại công ty

Quý khách liên hệ cơ sở in ấn, làm bảng hiệu gồm thông tin dưới đây và treo tại trụ sở công ty.

  • Tên Công ty;
  • Mã số thuế;
  • Địa chỉ;
  • Logo, số điện thoại (nếu có).

Theo quy định tại Điểm c – Khoản 2 – Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:

Việc không treo bảng hiệu tại trụ sở sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Nên có Kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

  • Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
  • Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.

=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.

6. Nộp lệ phí môn bài hằng năm

Doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài hàng năm (trước ngày 31/1 để tránh phát sinh lãi chậm nộp), mức nộp lệ phí môn bài phụ thuộc vào vốn điều lệ của công ty theo quy định dưới đây:

Trên 10 tỷ đồng 3 triệu đồng/năm
Từ dưới 10 tỷ đồng 2 triệu đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 1 triệu đồng/năm

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép tư vấn du học 

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp;
  • Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm:
    • Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài;
    • Kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học
  • Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học;
  • Hợp đồng thuê trụ sở, giấy chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
  • Các thỏa thuận hợp tác và hồ sơ pháp lý của cơ sở đào tạo nước ngoài…

Lưu ý: Doanh nghiệp lưu ý về chứng chỉ ngoại ngữ của người trực tiếp tư vấn phải tương ứng với thị trường sẽ tư vấn, ví dụ với những nước sử dụng tiếng Anh thì tối thiểu chứng chỉ ngoại ngữ từ B2 trở lên.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và đào tạo nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở

Hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nêu rõ lý do.

Tham khảo thêm: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh

Thủ tục cấp giấy phép tư vấn du học cùng Việt Luật

Việt Luật hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này đã giúp đỡ bạn hiểu rõ hơn về quy trình xin cấp Giấy phép tư vấn du học. Để đảm bảo quy trình xin cấp Giấy phép được diễn ra thuận lợi, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Chúc bạn thành công trong việc xin cấp Giấy phép tư vấn du học!

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

5/5 - (2 bình chọn)