Thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng

Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên theo quy định của Luật Giáo dục, là nơi tổ chức các hoạt động học tập đa dạng như xóa mù chữ, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, hướng nghiệp, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, và nhiều chương trình phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương. Vậy thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng ra sao? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

Điều kiện cho phép thành lập

Theo quy định tại Điều 37 – Nghị định 125/2024/2NĐ-CP thì điều kiện cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục bao gồm:

  1. Có địa điểm, phòng học, phòng làm việc, thiết bị đáp ứng yêu cầu của các hoạt động giáo dục tại trung tâm.
  2. Có chương trình giáo dục, kế hoạch học tập, tài liệu học tập phù hợp với các hoạt động giáo dục tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  3. Có cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu của các hoạt động giáo dục tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương trình dạy của trung tâm học tập cộng đồng

Theo quy định tại Điểm b – Khoản 3  Luật Giáo dục thì trung tâm học tập cộng đồng thực hiện chương trình sau:

  • Chương trình xóa mù chữ;
  • Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

Thủ tục cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng

Cơ quan có thẩm quyền

Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành phần hồ sơ

  • Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng (theo Mẫu số 01 Phụ lục I);
  • Bản sao văn bản pháp lý chứng minh về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng thuê địa điểm trung tâm;
  • Văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư thành lập trung tâm, bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đề nghị thành lập trung tâm.

Trình tự nộp hồ sơ và xử lý

  • Nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;
  • Sau 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trung tâm, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thìTrưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.

Khi nào thì trung tâm giáo dục cộng đồng bị đình chỉ?

Theo quy định tại Điều 39 – Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;
  • Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định bên trên;
  • Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;
  •  Vi phạm các quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Hotline: 0936.234.777 – 0938.234.777
Email: tuvan@vietluat.vn

5/5 - (1 bình chọn)