Điều kiện, thủ tục thành lập công ty kinh doanh vàng bạc

Kinh doanh vàng là một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, nhưng cũng đòi hỏi sự am hiểu thị trường, kỹ năng quản lý, và sự kiên trì. Kinh doanh vàng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn. Vậy điều kiện để mở tiệm vàng, thành lập công ty/doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý thì cần làm gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Việt Luật.

Điều kiện kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
  • Thông tư số 16/2012/TT-NHNN về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
  • Thông tư số 38/2015/TT-NHNN;
  • Thông tư 29/2019/TT-NNHH

ĐIỀU KIỆN MỞ TIỆM VÀNG, BÁN VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ

Đối với vàng trang sức, mỹ nghệ

Theo quy định tại Điều 8 – Nghị định số 24/2012/NĐ-CP thì điều kiện để kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là:

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  2. Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

Đối với vàng miếng

Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp/công ty có kinh doanh vàng miếng thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
  • Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
  • Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

=> Kinh doanh vàng miếng, quý khách cần xin Giấy phép kinh doanh vàng miếng.

THỦ TỤC MỞ TIỆM VÀNG, THÀNH LẬP CÔNG TY/DOANH NGHIỆP KINH DOANH VÀNG, TRANG SỨC

5 bước thành lập công ty kinh doanh vàng cùng Việt Luật

Bước 1: Tư vấn pháp lý, khách hàng chuẩn bị hồ sơ

  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là cá nhân:
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu
  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức:
    • Bản sao y Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập;
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

Thông tin cần chuẩn bị

  1. Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH (một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên); cổ phần
  2. Tên doanh nghiệp: Việt Luật hỗ trợ tra cứu miễn phí (Tham khảo thêm Cách đặt tên Doanh nghiệp mới nhất)
  3. Trụ sở công ty: có đầy đủ số nhà, 4 cấp hành chính, có số điện thoại liên lạc
  4. Vốn điều lệ: đăng ký theo khả năng tài chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông (Tham khảo thêm Vốn điều lệ công ty – Những điều cần biết)
  5. Ngành nghề kinh doanh tham khảo:
STT Tên ngành Mã ngành
1 Bán buôn kim loại và quặng kim loại
– Chi tiết: Mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
4662
2 Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan
– Chi tiết: Sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ.
3211

Bước 2: Soạn hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần);
  • Văn bản ủy quyền phần vốn góp (đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
  • Danh sách đại diện theo ủy quyền (đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Nộp hồ sơ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Phí đăng bố cáo: 100.000 đồng/lần

Bước 4: Nhận kết quả và thực hiện các việc sau khi có Giấy phép

Dịch vụ của Việt Luật
Dịch vụ của Việt Luật

1. Treo bảng hiệu

Việt Luật hỗ trợ làm con dấu và bảng hiệu theo nhu cầu của khách hàng.

2. Đăng ký mua chữ ký số điện tử (Token)

Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.

=> Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng.

3. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Sau khi thành lập, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý của doanh nghiệp.

4. Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản giao dịch) và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế

Sau khi mở tài khoản ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng để gửi thông tin chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử.

Thông báo số tài khoản ngân hàng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.

5. Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

  • Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
  • Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.

=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.

7. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

8. Theo dõi và nộp lệ phí môn bài hằng năm

Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

Bước 5: Xin Giấy chứng nhận mua bán vàng miếng

Thành phần hồ sơ

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 2);
  • Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh);
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 (hai) năm liền kề trước đó.

Cơ quan có thẩm quyền

Vụ Quản lý Ngoại hối – Ngân hàng nhà nước

Hình thức nộp hồ sơ

  • Trực tiếp;
  • Đường bưu điện

Thời gian xử lý

Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

NHỮNG VIỆC DOANH NGHIỆP CẦN CHÚ Ý KHI KINH DOANH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG

1. Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định như trên.

2. Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.

3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.

4. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.

5. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.

6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO KHI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG

Theo quy định tại Điều 20 – Thông tư 16/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 10/07/2012, được bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 29/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/02/2020, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp báo cáo như sau:

Định kỳ hằng quý doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng có thực hiện điều chỉnh địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (bao gồm thay đổi tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, bổ sung địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng tại địa điểm đã được cấp phép hoặc báo cáo với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này) gửi báo cáo về các nội dung điều chỉnh địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng phát sinh trong kỳ báo cáo.

Nơi nộp báo cáo

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính

Thời hạn nộp báo cáo:

Chậm nhất vào ngày 15 (mười lăm) của tháng đầu tiên quý tiếp theo quý báo cáo.

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)