Điều kiện kinh doanh khách sạn – Cần lưu ý những điểm gì?

Khách sạn là một trong những cơ sở lưu trú du lịch – là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khi có nhu cầu kinh doanh khách sạn thì cần đảm bảo các điều kiện gì? Mời bạn đọc tham khảo quy định trong bài viết sau.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ khách sạn
Điều kiện kinh doanh dịch vụ khách sạn

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Du lịch 2017;
  • Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Du lịch;
  • Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy;
  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện ANTT đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

ĐIỀU KIỆN LIÊN QUAN KHI KINH DOANH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN

Khách sạn là một trong loại hình cơ sở lưu trú du lịch theo quy định tại Khoản 1 – Điều 48 – Luật Du lịch 2017, do đó, khi kinh doanh dịch vụ khách sạn, quý khách cần đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều 49 – Luật Du lịch 2017 như sau:

Về hình thức kinh doanh

Khi kinh doanh dịch vụ khách sạn, quý khách nên lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh tùy theo quy mô kinh doanh của cơ sở.

Về cơ sở vật chất

Theo quy định tại Điều 22 – Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Du lịch cần đáp ứng điều kiện tối thiểu sau:

  • Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung;
  • Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường;
  • Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường;
  • Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới;
  • Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

Điều kiện về phòng cháy chữa cháy

Khách sạn là cơ sở lưu trú thuộc diện quản lý về Phòng cháy và chữa cháy tại Khoản 7 – Phụ lục I – Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy.

  • Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên – do Cơ quan công an quản lý tại phụ lục III.
  • Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3 – do Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý tại phụ lục IV.
  • Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên – do Cơ quan Phòng cháy chữa cháy duyệt thiết kế tại Phụ lục V.

===> Điều kiện cụ thể ở bên dưới bài viết.

Điều kiện về an ninh trật tự

1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

b) Đi với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

4. Có phương án đảm bảo an ninh, trật tự, phương án bao gồm các nội dung sau:

  • Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự;
  • Biện pháp thực hiện;
  • Lực lượng phục vụ thường xuyên;
  • Phương tiện phục vụ;
  • Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;
  • Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động;
  • Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.

QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY/DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ khách sạn

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp

Thông tin cần chuẩn bị

Mã ngành tham khảo:

STT Tên ngành Mã ngành
1 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

Chi tiết: Khách sạn

5510
2 Cơ sở lưu trú khác 5590

 

  1. Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH (một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên); cổ phần
  2. Tên doanh nghiệp: Việt Luật hỗ trợ tra cứu miễn phí (Tham khảo thêm Cách đặt tên Doanh nghiệp mới nhất)
  3. Trụ sở công ty: có đầy đủ số nhà, 4 cấp hành chính, có số điện thoại liên lạc
  4. Vốn điều lệ: đăng ký theo khả năng tài chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông (Tham khảo thêm Vốn điều lệ công ty – Những điều cần biết)
  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là cá nhân:
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu
  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức:
    • Bản sao y Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập;
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

Thành phần hồ sơ nộp cho cơ quan có thẩm quyền

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần);
  • Văn bản ủy quyền phần vốn góp (đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
  • Danh sách đại diện theo ủy quyền (đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Hình thức nộp hồ sơ

Trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thời gian xử lý

3 – 5 ngày kể từ nhận được hồ sơ hợp lệ

Bước 2: Thực hiện những việc sau khi nhận được Giấy phép

1. Treo bảng hiệu

Việt Luật hỗ trợ làm con dấu và bảng hiệu theo nhu cầu của khách hàng.

2. Đăng ký mua chữ ký số điện tử (Token)

Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.

=> Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng.

3. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Sau khi thành lập, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý của doanh nghiệp.

4. Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản giao dịch) và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế

Sau khi mở tài khoản ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng để gửi thông tin chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử.

Thông báo số tài khoản ngân hàng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.

5. Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

  • Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
  • Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.

=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.

7. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

8. Theo dõi và nộp lệ phí môn bài hằng năm

Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

Bước 3: Đảm bảo đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy và niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy

Đảm bảo luôn đáp ứng đủ điều kiện, phương án PCCC và niêm yết nội quy PCCC tại cơ sở

Đảm bảo các điều kiện bên dưới tùy theo quy mô kinh doanh.

Trường hợp khách sạn coa từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:

  • Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình; bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình;
  • Sơ đồ khách sạn;
  • Sơ đồ thoát hiểm;
  • Danh sách lực lượng chữa cháy tại chỗ.

Hồ sơ nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy:

  • Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
  • Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
  • Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
  • Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
  • Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
  • Sơ đồ khách sạn;
  • Sơ đồ thoát hiểm;
  • Danh sách lực lượng chữa cháy tại chỗ.

Lưu ý: Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

Theo quy định tại điều 29 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh khách sạn phải niêm yết nội quy PCCC, nếu không thực hiện thì có thể bị phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. Còn với hành vi không có nội quy hoặc nội quy trái với quy định về PCCC thì bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

Bước 4: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh;
  • Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp…;
  • Tài liệu chứng minh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động;
  • Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.
  • Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (đối với khách sạn có từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên);
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy (đối với các trường hợp còn lại)

Trong thời gian từ 4-5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, quý khách sẽ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự

Bước 5: Thông báo với Sở Du lịch, Sở văn Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày, cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch về những nội dung sau:

a) Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch;

b) Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật;

c) Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.

CÓ CẦN ĐĂNG KÝ XẾP HẠNG KHI KINH DOANH KHÁCH SẠN HAY KHÔNG?

Tại Điều 50 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:

“Điều 50. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh khách sạn được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, việc đăng ký xếp hạng lưu trú là không bắt buộc.

ĐIỀU KIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI MỖI QUY MÔ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN

Đối với khách sạn cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tịch từ 1.500 m3 trở lên cần đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1 – Điều 5 – Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

  1. Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  2. Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định;
  3. Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  4. Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  5. Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  6. Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có).

Đối với khách sạn dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3 cần đáp ứng các điều kiện tại Khoản 2 – Điều 5 – Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

  • Quy định tại mục 1, 3, 4 theo quy định bên trên;
  • Cần có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  • Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

5/5 - (2 bình chọn)