Thành lập trung tâm, công ty tư vấn định cư năm 2023

Trong những năm gần đây, nhu cầu định cư nước ngoài của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao. Một số lý do chính đằng sau nhu cầu này bao gồm mong muốn có một cuộc sống tốt hơn, tiếp cận được nhiều cơ hội việc làm và giáo dục tốt hơn, tránh được những rủi ro và khó khăn trong kinh doanh hoặc đầu tư tại Việt Nam. Việc định cư nước ngoài cũng đặt ra nhiều thách thức, bao gồm vấn đề về tài chính, thủ tục pháp lý và sự thích nghi với môi trường mới. Do đó, việc định cư nước ngoài cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và suy nghĩ cẩn thận. Để hỗ trợ những vấn đề đó, công ty tư vấn định cư ngày càng được ra đời nhiều hơn nhằm hỗ trợ bộ phận khách hàng có nhu cầu định cư ở nước ngoài.  Bài viết dưới đây của Việt Luật sẽ gửi đến quý khách hàng những quy định cụ thể liên quan đến việc thành lập công ty tư vấn định cư.

CƠ SỞ PHÁP LÝ (kể từ ngày 31/07/2023)

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

THỦ TỤC THÀNH LẬP TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐỊNH CƯ (kể từ ngày 31/07/2023)

thông tin cần cung cấp khi thành lập công ty

Bước 1: Việt Luật tư vấn những quy định có liên quan đến việc thành lập công ty tư vấn định cư

Khách cần chuẩn bị những tài liệu sau đây:

  1. Đối với cá nhân là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc là người đại diện theo pháp luật
    • Căn cước công dân;
    • Hộ chiếu.
  2. Đối với tổ chức là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
    • Giấy tờ pháp lý;
    • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền
  3. Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Lưu ý:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân phải còn thời hạn là bản sao y công chứng;
  • Giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan nước ngoài phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang Tiếng Việt.
  • Cung cấp số điện thoại của công ty (lưu ý, nên sử dụng số điện thoại ít sử dụng vì có thể sẽ bị làm phiền bởi quảng cáo, dễ bị lừa đảo).

Bước 2: Việt Luật soạn hồ sơ và giao tận nơi, hướng dẫn khách hàng ký tên

danh sách hồ sơ

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH MTV (Phụ lục I-2);
  • Điều lệ công ty.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Phụ lục I-3);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (Phụ lục I-6)

Đối với công ty cổ phần:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần (Phụ lục I-4);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7)

Lưu ý:

  • Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức => Bổ sung thêm 2 văn bản sau:
    • Văn bản ủy quyền phần vốn góp;
    • Danh sách đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10).
  • Trường hợp người đại diện theo pháp luật không nộp hồ sơ => Bổ sung thêm “Giấy ủy quyền”.

Bước 3: Việt Luật thay mặt nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh

Hiện nay, mọi hồ sơ liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ được nộp trực tuyến tại  Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Việt Luật nhận kết quả và bàn giao cho quý khách

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật thông tin của doanh nghiệp lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp

Bước 5: Việt Luật đăng bố cáo doanh nghiệp và khắc dấu

  • Đăng bố cáo doanh nghiệp là thủ tục, là hình thức giới thiệu doanh nghiệp với công chúng.
  • Lệ phí bố báo: 100.000/lần (đã bao gồm trong chi phí Việt Luật đã báo giá)
  • Việt Luật đặt con dấu cho quý khách hàng, thông tin trên con dấu bao gồm tên công ty, mã số thuế, thành phố…

=> Mọi thứ sẽ được Việt Luật chuẩn bị và hoàn thành đúng hẹn.

NHỮNG LƯU Ý KHI THÀNH LẬP CÔNG TY TƯ VẤN ĐỊNH CƯ

Những lưu ý khi thành lập công ty tư vấn định cư

Loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp, có 3 loại hình phổ biến hiện nay phù hợp với việc thành lập công ty tư vấn định cư, đó là:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV);
  • Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên (Công ty TNHH hai thành viên trở lên);
  • Công ty cổ phần (Công ty CP)

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có ưu nhược điểm riêng, mời quý khách tham khảo thêm tại Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

Tên công ty

Tên công ty quý khách có thể đặt theo sở thích của mình, tuy nhiên cần tránh những vấn đề sau:

  • Tránh trùng tên hoặc gây nhầm lẫn với tên Doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Không sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị – xã hội…trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  • Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp.
  • Trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó.
  • Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp

=> Trước khi đăng ký thành lập => Quý khách an tâm vì đã có Việt Luật hỗ trợ tên trùng hoặc gây nhầm lẫn miễn phí.

Quý khách có thể tham khảo thêm Quy định về việc đặt tên Doanh nghiệp mới nhất

Trụ sở công ty

Dịch vụ cấp thẻ tạm trú

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Những điểm cần lưu ý:

  • Có đủ 4 cấp hành chính (Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh)
  • Có số nhà (đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì bắt buộc phải có số nhà, tuy nhiên tại các Tỉnh khác thì số nhà không bắt buộc nếu chưa có);
  • Trường hợp thuê tại tòa nhà thì phải có số tầng, lầu;
  • Không được lấy địa chỉ không có thực (địa chỉ ma) để đặt trụ sở;
  • Không dùng chung cư để làm địa chỉ trụ sở, nếu trường hợp căn hộ hỗ hợp kinh doanh và ở (officetel) thì cần có xác nhận của Chủ đầu tư;
  • Nên có Hợp đồng thuê trụ sở nếu không phải là nhà riêng.

Quý khách cũng có thể tham khảo dịch vụ thuê văn phòng ảo của Việt Luật bên dưới, tiết kiệm chi phí, ưu đãi ngập tràn.

Ngành nghề kinh doanh dịch vụ tư vấn định cư

Quý khách có thể tham khảo mã ngành cấp 4 liên quan đến việc thành lập công ty tư vấn định cư dưới đây:

Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài chính, kế toán).

6619

Hoạt động tư vấn quản lý

Chi tiết: Tư vấn định cư nước ngoài (trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp lý).

7020

Vốn điều lệ doanh nghiệp

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Mặc dù khi nộp hồ sơ thành lập công ty tư vấn định cư không bắt buộc chứng minh số vốn điều lệ đã đăng ký nhưng quý khách không nên khai khống, chỉ nên đăng ký mức vốn phù hợp khả năng tài chính của mình.

Nhân lực công ty

Tuy đây là ngành, nghề kinh doanh không có điều kiện, nhưng đối với việc tư vấn định cư nước ngoài thì người phụ trách chuyên môn, nhân viên tư vấn nên có kiến thức sâu rộng liên quan đến văn hóa, pháp luật, môi trường sống… của nước mà quý hàng có nhu cầu sinh sống.

Dưới đây là một số kinh nghiệm mà chuyên viên tư vấn cần nắm khi làm việc tại công ty ví dụ như:

  1. Hiểu biết về các quy trình định cư: hiểu rõ về các quy trình định cư của từng quốc gia để có thể cung cấp những thông tin chính xác cho khách hàng.
  2. Cập nhật các chính sách mới nhất: Các chính sách định cư của các quốc gia có thể thay đổi liên tục. Do đó, chuyên viên tư vấn định cư cần phải cập nhật các chính sách mới nhất để có thể cung cấp những thông tin chính xác cho khách hàng.
  3. Tư vấn chuyên sâu: Chuyên viên tư vấn định cư cần phải có khả năng tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến định cư như tài chính, hồ sơ định cư, tiếng Anh, văn hóa và cuộc sống ở đất nước mới.
  4. Kỹ năng giao tiếp: Chuyên viên tư vấn định cư cần có kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu cho khách hàng. Họ cũng cần phải lắng nghe và hiểu được nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra những lời khuyên phù hợp.
  5. Kinh nghiệm làm việc với khách hàng đa dạng: Chuyên viên tư vấn định cư cần phải có kinh nghiệm làm việc với các khách hàng đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa, tài chính và khả năng định cư.
  6. Kiến thức về luật di trú và định cư: Chuyên viên tư vấn định cư cần phải có kiến thức sâu về luật di trú và định cư để giúp khách hàng hoàn thành các thủ tục định cư một cách nhanh chóng và chính xác.
  7. Kỹ năng giao tiếp: Để trở thành một chuyên viên tư vấn định cư tốt, bạn cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả để xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và các tổ chức liên quan.
  8. Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề: Trong quá trình làm việc với khách hàng, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề phức tạp và cần có khả năng phân tích và giải quyết chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  9. Kiên trì và cẩn trọng: Quá trình định cư có thể mất thời gian và gặp nhiều khó khăn, do đó, bạn cần phải kiên trì trong công việc của mình và đảm bảo rằng mọi thông tin và tài liệu đều được cẩn trọng và chính xác.
  10. Tính linh hoạt: Bạn cần phải có khả năng thích nghi và làm việc trong nhiều tình huống khác nhau, từ làm việc với khách hàng đến làm việc với các cơ quan chính phủ và tổ chức liên quan.

Trên đây là toàn bộ những lưu ý khi thành lập công ty tư vấn định cư được áp dụng kể từ ngày 20/07/2023.

/Mọi chi tiết quý khách liên hệ lại Việt Luật để được tư vấn cụ thể hơn./

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (3 bình chọn)