Chứng chỉ hành nghề dược cấp cho người nước ngoài có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp. Trong thời hạn 30 ngày trước khi Chứng chỉ hết hạn, người được cấp Chứng chỉ có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ. Vậy điều kiện và thủ tục để cấp chứng chỉ hành nghề dược cho người nước ngoài như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Dịch vụ kế toán trọn gói cho doanh nghiệp
- Các giao dịch mà doanh nghiệp được phép sử dụng ngoại hối
- Thành lập công ty trọn gói
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp năm 2023
- Pháp luật mới quy định về con dấu doanh nghiệp như thế nào?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ TẠI NƯỚC NGOÀI
Theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Dược 2016, thì người nước ngoài và người Việt Nam định cư tại nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
- Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
- Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
- Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
- Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
2. Có thời gian thực hành tại cơ sở dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề.
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
4. Không thuộc các trường hợp không đủ điều kiện về nhân thân
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;
- Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
5. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề dược theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
Trường hợp không sử dụng tiếng Việt khi đăng ký chứng chỉ hành nghề
Người nước ngoài và người Việt Nam định cư tại nước ngoài chưa được công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong hành nghề dược, trên Chứng chỉ hành nghề dược phải ghi “yêu cầu có phiên dịch trong hành nghề”. Khi hành nghề dược, trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phải có hợp đồng với người phiên dịch.
==> Điều kiện về người phiên dịch tham khảo bên dưới bài viết.
Trường hợp sử dụng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài khác
Theo quy định tại Điều 4 – Thông tư 07/2018/TT-BYT thì tiêu chí để công nhận người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong hành nghề dược bao gồm:
- Được cơ sở giáo dục quy định kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo;
- Được cơ sở giáo dục công nhận người hành nghề thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược khi không đăng ký tiếng mẹ đẻ hoặc Tiếng Việt, ngôn ngữ bao gồm: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
- Người hành nghề dược được công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong hành nghề dược mà không phải qua kiểm tra khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược;
- Có chứng chỉ đã hoàn thành khóa đào tạo chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền có thời gian từ 12 (mười hai) tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược;
- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược.
Lưu ý: Các văn bằng, chứng chỉ quy định về ngôn ngữ phải được cấp trong thời gian không quá 05 (năm) năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.
THỦ TỤC XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ TẠI NƯỚC NGOÀI
Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan
Bước 2: Công nhận văn bằng do nước ngoài cấp
Tài liệu cần cung cấp:
- Văn bằng hoặc bản sao từ sổ gốc cấp văn bằng đề nghị công nhận kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt và bản sao văn bằng, chứng chỉ có liên quan trực tiếp;
- Phụ lục văn bằng hoặc bảng kết quả học tập kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt;
- Minh chứng thời gian học ở nước ngoài (Có thể sử dụng hộ chiếu, có dấu nhập cảnh tại quốc gia theo học, thẻ tạm trú hoặc quyết định cử đi học hoặc quyết định tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền).
- Văn bản ủy quyền xác minh thông tin về văn bằng (nếu cơ sở giáo dục cấp bằng yêu cầu).
Cơ quan cấp: Cục Chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thời gian thực hiện: 30 – 45 ngày làm việc.
Thời gian thực hiện có thể kéo dài nếu cơ quan có thẩm quyền cần liên hệ với đơn vị cấp văn bằng ở nước ngoài.
Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược
Tài liệu cần cung cấp
- Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc số định danh cá nhân hoặc giấy tờ tương đương khác còn hạn sử dụng;
- Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ liên quan đến ngôn ngữ khi được đào tạo;
- Văn bằng, chứng chỉ của người phiên dịch trong hành nghề dược.
Cơ quan xử lý
Cơ sở giáo dục được công bố kiểm tra ngôn ngữ trong hành nghề dược quy định.
Thời gian xử lý
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả công nhận, cơ sở giáo dục phải niêm yết công khai kết quả công nhận.
Bước 4: Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề dược
Tài liệu cần cung cấp
- Bằng cấp, văn bằng;
- Bản sao có chứng thực giấy công nhận văn bằng;
- Giấy xác nhận thời gian thực hành theo quy định tại Mẫu số 03;
- Tài liệu chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ;
- Hợp đồng với người phiên dịch trường hợp không sử dụng tiếng Việt hoặc tiếng nước khác.
Lưu ý:
- Trường hợp thực hành tại nhiều cơ sở, thời gian thực hành được tính là tổng thời gian thực hành tại các cơ sở nhưng phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành của từng cơ sở đó;
- Đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Các giấy tờ này phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo quy định.
Cơ quan có thẩm quyền
Sở Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược => Nộp trực tuyến tại Dịch vụ công quốc gia và nộp hồ sơ giấy lên cho Sở Y tế.
Thời gian xử lý
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 5: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
TIÊU CHÍ ĐỂ CÔNG NHẬN NGƯỜI ĐỦ TRÌNH ĐỘ PHIÊN DỊCH TRONG NGHỀ DƯỢC
Theo quy định tại Điều 5 – Thông tư 07/2018/TT-BYT thì tiêu chí để công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong nghề dược bao gồm:
Người được công nhận đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược khi được cơ sở giáo dục kiểm tra và công nhận.
Người phiên dịch được công nhận đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược mà không phải qua kiểm tra khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
- Có chứng chỉ đã hoàn thành khóa đào tạo chuyên ngành y, dược có thời gian từ 12 (mười hai) tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
- Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền trở lên và bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.
Lưu ý:
- Các văn bằng, chứng chỉ được cấp trong thời gian không quá 05 (năm) năm, tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Một người phiên dịch chỉ được làm phiên dịch cho một người hành nghề dược tại cùng một thời điểm mà người hành nghề đó đang hành nghề dược.
Mọi thắc mắc, quý khách liên hệ lại để được hỗ trợ.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]