Thủ tục thành lập công ty thanh lý tài sản, quản lý tài sản

Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản. Thủ tục thành lập công ty thanh lý tài sản, quản lý tài sản thì cần đáp ứng điều kiện gì? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY THANH LÝ TÀI SẢN, QUẢN LÝ TÀI SẢN

Theo quy định tại Điều 13 – Luật Phá sản 2014 thì doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập một trong hai loại hình dưới đây:

  1. Công ty hợp danh;
  2. Doanh nghiệp tư nhân.

Điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản:

  • Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên;
  • Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY THANH LÝ TÀI SẢN, QUẢN LÝ TÀI SẢN

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Soạn hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên

Tài liệu cần cung cấp:

  • Đối với thành viên là cá nhân:
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu
  • Đối với thành viên là tổ chức:
    • Bản sao y Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập;
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

Thông tin cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp

  1. Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH (một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên); cổ phần
  2. Tên doanh nghiệp: Việt Luật hỗ trợ tra cứu miễn phí (Tham khảo thêm Cách đặt tên Doanh nghiệp mới nhất)
  3. Trụ sở công ty: có đầy đủ số nhà, 4 cấp hành chính, có số điện thoại liên lạc
  4. Vốn điều lệ: đăng ký theo khả năng tài chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông (Tham khảo thêm Vốn điều lệ công ty – Những điều cần biết)

Thành phần hồ sơ

Đối với công ty hợp danh

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh;

Đối với doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.

Nộp hồ sơ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Phí đăng bố cáo: 100.000 đồng/lần

Bước 3: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

Bước 4: Thực hiện những việc cần làm sau khi có Giấy phép

Khắc dấu

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng. Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

Con dấu thường có các thông tin như sau: tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, logo…

Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Mỗi cơ quan thuế sẽ yêu cầu khác nhau, do đó, quý khách cần liên hệ trước với cơ quan thuế quản lý để hỏi về hồ sơ

Đăng ký chữ ký số (Token)

Đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử. Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số điện tử này để phục vụ việc báo cáo và đóng thuế. Và cần kế toán của công ty là người thực hiện các thao tác đóng thuế cho doanh nghiệp.

Mở tài khoản ngân hàng, đăng ký nộp thuế điện tử, thông báo số tài khoản ngân hàng lên cơ quan thuế:

  • Quý khách liên hệ ngân hàng để tiến hành, hồ sơ thường bao gồm bản sao Giấy phép công ty, con dấu, giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật.
  • Kế toán dùng phần mềm chữ ký số lựa chọn ngân hàng để đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp, sau đó ngân hàng sẽ xác nhận trên hệ thống việc đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp.

Treo bảng hiệu tại công ty

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, theo đó có nghĩa là doanh nghiệp phải có nghĩa vụ gắn tên tại trụ sở chính, chi nhánh, văn  phòng đại diện.

Theo quy định tại Điểm c – Khoản 2 – Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:

Việc không treo bảng hiệu tại trụ sở sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

  • Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
  • Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.

=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.

Dịch vụ kế toán 

  1. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
  2. Nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài;
  3. Đăng ký tài khoản ngân hàng, đăng ký nộp thuế điện tử;
  4. Thông báo phát hành hóa đơn; đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử;
  5. Thay mặt làm việc với cơ quan thuế.

Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi mua – bán hàng hóa, dịch vụ từ ngày 01/7/2022.

Theo dõi và nộp lệ phí môn bài hằng năm

Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

5/5 - (3 bình chọn)