Thủ tục thành lập công ty dịch thuật

Việt Nam đang ngày càng mở rộng hợp tác với các quốc gia trên thế giới trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, giáo dục, du lịch,… Điều này dẫn đến nhu cầu dịch thuật các văn bản, tài liệu liên quan đến hợp tác quốc tế, chẳng hạn như hợp đồng, giấy phép, hồ sơ du học…Để đảm bảo tính chính xác và giá trị pháp lý của bản dịch, các cá nhân, tổ chức cần lựa chọn đơn vị dịch thuật công chứng uy tín. Đơn vị dịch thuật cần có đội ngũ nhân viên dịch thuật có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm và được cấp phép hoạt động dịch thuật công chứng. Vậy điều kiện và thủ tục thành lập công ty dịch thuật công chứng ra sao? Mời bạn đọc tham khảo điều kiện dưới đây.

Điều kiện người dịch và công tác viên tại công ty dịch thuật
Điều kiện người dịch và công tác viên tại công ty dịch thuật

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 23/2015/NĐ-CP;
  • Thông tư 01/2020/TT-BTP;
  • Công văn số 1352/HTQTCT-CT của Bộ Tư pháp;

ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI DỊCH, CỘNG TÁC VIÊN DỊCH THUẬT (Kể từ 17/10/2023)

Người dịch

Người dịch phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực về tính chính xác của nội dung bản dịch.

Theo quy định tại Điều 27 – Nghị định 23/2015/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Mục 8 Công văn 1352/HTQTCT-CT năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 10/3/2015 và Chương IV Thông tư 01/2020/TT-BTP có hiệu lực kể từ ngày 20/4/2020 thì người dịch phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
  2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.
    • Trường hợp có bằng đại học trở lên đối với chuyên ngành khác được học bằng thứ tiếng nước ngoài cần dịch thì người dịch cần xuất trình thêm bảng điểm hoặc giấy tờ để chứng minh ngôn ngữ học của mình.
  3. Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
    • Ngôn ngữ phổ biến được hiểu là ngôn ngữ được thể hiện trên nhiều giấy tờ, văn bản được sử dụng tại Việt Nam và nhiều người Việt Nam có thể dịch ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc ngược lại. Ví dụ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Tây Ban Nha.
    • Ngôn ngữ không phổ biến là ngôn ngữ ít được thể hiện trên giấy tờ, văn bản sử dụng tại Việt Nam và ít người có thể dịch được ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc ngược lại. Ví dụ: tiếng Mông Cổ, tiếng Ấn Độ…

Cộng tác viên dịch thuật

Đối với cộng tác viên dịch thuật thì cần đảm bảo các điều kiện sau:

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
  2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.
  3. Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
  4. Cộng tác viên dịch thuật đảm bảo các điều kiện trên được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước.

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG DỊCH ĐỂ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ

Các trường hợp không được dịch thuật và công chứng chữ ký
Các trường hợp không được dịch thuật và công chứng chữ ký

Theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP các giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch

1. Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

2. Giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.

3. Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch;

4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

5. Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.

QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY DỊCH THUẬT (Kể từ 17/10/2023)

Thành lập công ty
Dịch vụ thành lập công ty của Việt Luật

Bước 1: Việt Luật tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty/doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ dịch thuật

Thông tin cần chuẩn bị

  1. Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH (một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên); cổ phần
  2. Tên doanh nghiệp: Việt Luật hỗ trợ tra cứu miễn phí (Tham khảo thêm Cách đặt tên Doanh nghiệp mới nhất)
  3. Trụ sở công ty: có đầy đủ số nhà, 4 cấp hành chính, có số điện thoại liên lạc
  4. Vốn điều lệ: đăng ký theo khả năng tài chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông (Tham khảo thêm Vốn điều lệ công ty – Những điều cần biết)
  5. Ngành nghề kinh doanh, tham khảo các mã ngành dịch thuật dưới đây:
STT Tên ngành Mã ngành
1 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu
– Chi tiết: Hoạt động phiên dịch, dịch thuật
7490

Tài liệu cần chuẩn bị

  1. Đối với cá nhân là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc là người đại diện theo pháp luật
    • Căn cước công dân;
    • Hộ chiếu.
  2. Đối với tổ chức là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
    • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thành lập và hướng dẫn khách ký tên

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH MTV (Phụ lục I-2);
  • Điều lệ công ty.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Phụ lục I-3);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (Phụ lục I-6)

Đối với công ty cổ phần:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần (Phụ lục I-4);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7)

Lưu ý:

  • Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức => Bổ sung thêm 2 văn bản sau:
    • Văn bản ủy quyền phần vốn góp;
    • Danh sách đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10).
  • Trường hợp người đại diện theo pháp luật không nộp hồ sơ => Bổ sung thêm “Giấy ủy quyền”.

Hình thức nộp hồ sơ

Nộp trực tuyến tại  Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Lệ phí đăng bố cáo doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần

Bước 4: Bàn giao kết quả cho khách hàng

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật thông tin của doanh nghiệp lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp

Bước 5: Làm con dấu

Việt Luật đặt con dấu cho quý khách hàng, thông tin trên con dấu bao gồm tên công ty, mã số thuế, thành phố…

Bước 6: Làm những việc sau khi có Giấy phép

1. Treo bảng hiệu

Việt Luật hỗ trợ làm con dấu và bảng hiệu theo nhu cầu của khách hàng.

Biển hiệu công ty là các thức giới thiệu thông tin doanh nghiệp thể hiện bằng hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Quý khách liên hệ cơ sở in ấn, làm bảng hiệu gồm thông tin dưới đây và treo tại trụ sở công ty.

  • Tên Công ty;
  • Mã số thuế;
  • Địa chỉ;
  • Logo, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

Lưu ý:

  • Chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật quảng cáo
  • Kích thước biển hiệu chỉ được làm theo các khuôn khổ sau:
    • Đối với biển hiệu ngang, chiều cao tối đa là 2 m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
    • Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 1 m, chiều cao tối đa là 4 mét nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
  • Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng

Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

Theo quy định tại Điểm c – Khoản 2 – Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:

Việc không treo bảng hiệu tại trụ sở sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

2. Đăng ký mua chữ ký số điện tử (Token)

Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.

=> Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng.

Bảng giá Token - Chữ ký số
Bảng giá Token – Chữ ký số

3. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Sau khi thành lập, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý của doanh nghiệp.

4. Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản giao dịch) và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế

Sau khi mở tài khoản ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng để gửi thông tin chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử.

Thông báo số tài khoản ngân hàng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.

5. Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

  • Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
  • Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.

=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.

7. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử là một giải pháp hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng yêu cầu của pháp luật.

Tham khảo phí dịch vụ dưới đây

Bảng giá hóa đơn điện tử
Bảng giá hóa đơn điện tử

8. Theo dõi và nộp lệ phí môn bài hằng năm

Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

9. Đăng ký bảo hiểm cho người lao động

Bước 1: Lập và nộp hồ sơ

  • Người lao động: Lập mẫu TK1-TS nộp cho Doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp: Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng đối với người lao động đã được cấp mã BHXH; hướng dẫn người lao động lập mẫu TK1-TS

Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo quy định Bước 3: Nhận kết quả bao gồm Sổ BHXH, thẻ BHYT

10. Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu của công ty

Mục đích của việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu của công ty là:

  • Nhận diện thương hiệu riêng của công ty trong vô ngàn các đối thủ khác;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)