Thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất

Hiện nay, việc thành lập các trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài (trường mầm non quốc tế) ở Việt Nam đang rất phát triển và thu hút các Nhà đầu tư nước ngoài. Các trường mầm non quốc tế cung cấp cho các em nhỏ một môi trường học tập đa ngôn ngữ, đa văn hóa và nhiều kỹ năng phát triển toàn diện. Tuy nhiên, để thành lập một trường mầm non quốc tế, các chủ đầu tư cần phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn và yêu cầu của pháp luật. Việt Luật kính mời quý khách hàng tham khảo thủ tục thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài trong bài viết dưới đây.

CƠ SỞ PHÁP LÝ KHI THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

  • Biểu cam kết Thương mại và Dịch vụ WTO;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Giáo dục 2019;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
  • Thông tư  52/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường mầm non.

Thành lập trường mầm non quốc tế

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ KHI THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Khi đầu tư vào Việt Nam, Nhà đầu tư phải đảm bảo các điều kiện tiếp cận thị trường tại Biểu cam kết WTO. Tuy nhiên, đối với việc thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài thì Việt Nam và các nước thành viên khác không cam kết.

Nhưng Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập trường mầm non  theo quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, không hạn chế tỷ lệ góp vốn.

Cụ thể được quy định tại Điều 28:

Điều 28. Loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

2. Cơ sở giáo dục mầm non.

3. Cơ sở giáo dục phổ thông (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học).

4. Cơ sở giáo dục đại học.

5. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

THỦ TỤC THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Bước 1: Đăng ký thực hiện dự án đầu tư

Cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự định đặt trụ sở trường mầm non

Tài liệu cần cung cấp:

Đối với Nhà đầu tư là cá nhân Đối với Nhà đầu tư là tổ chức
  • Bản sao y chứng thực Hộ chiếu đầy đủ các trang;
  • Chứng thư ngân hàng;
  • Hợp đồng thuê hoặc cá giấy tờ liên quan đến địa điểm thực hiện dự án.
  • Bản sao y chứng thực Giấy đăng ký hoạt động và Danh sách ban Giám đốc;
  • Bản sao y chứng thực Giấy đăng ký hoạt động và Danh sách ban Giám đốc;
  • Bản sao y giấy tờ cá nhân của người đại diện phần vốn;
  • Hợp đồng thuê hoặc cá giấy tờ liên quan đến địa điểm thực hiện dự án
Lưu ý: Toàn bộ tài liệu được cấp bởi cơ quan nước ngoài phải được Hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.

Thành phần hồ sơ:

  1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  2. Đề xuất dự án đầu tư;
  3. Bản thuyết minh về năng lực tài chính của Nhà đầu tư;
  4. Bản giải trình đáp ứng điều kiện đầu tư đối với Nhà đầu tư nước ngoài;
  5. Quyết định của Nhà đầu tư (đối với Nhà đầu tư là tổ chức);
  6. Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp

Tài liệu cần cung cấp:

Tương tự bước Bước 1 + đính kèm Bản sao y Giấy chứng nhận đầu tư

Thành phần hồ sơ:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ Công ty;
  3. Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên); Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty Cổ phần);
  4. Quyết định của Nhà đầu tư (đối với Nhà đầu tư là tổ chức);
  5. Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với Nhà đầu tư là tổ chức);
  6. Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Tham khảo Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Bước 3: Thực hiện các nghĩa vụ cơ bản sau khi thành lập Doanh nghiệp

Tham khảo theo link Nghĩa vụ cần làm sau khi có Giấy phép

việc cần làm sau khi có Giấy phép

Bước 4: Thực hiện thủ tục xin cấp Quyết định cho phép thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện thành lập:

Tên của trường mầm non:

  • Đối với trường, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng;
  • Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam
  • Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.

Vốn đầu tư:

  • Có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất);
  • Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất;
  • Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.
  • Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70%.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

  • Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số nhóm lóp, số trẻ với bình quân ít nhất 08 m2/trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;
  • Có phòng học, phòng ngủ của trẻ và các phòng chức năng phù hợp về diện tích, ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng chăm sóc và giáo dục trẻ;
  • Có văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên phù hợp về diện tích, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
  • Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh phù hợp, có thiết bị vệ sinh bảo đảm an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;
  • Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng phù hợp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ;
  • Có sân chơi, tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;
  • Trong khu vực trường có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.
  • Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm và phải bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện trên.

Chương trình giáo dục:

  • Thể hiện mục tiêu giáo dục;
  • Không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng;
  • Không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử;
  • Không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.
  • Được tổ chức giảng dạy chương trình mầm non Việt Nam.
  • Đối với người học là công dân Việt Nam thì bắt buộc:
    • Học tập nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt;
    • Giúp trẻ hình thành vốn từ vựng và có khả năng sử dụng tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi; có khả năng lắng nghe, nói, sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày và làm quen với việc đọc và viết bằng tiếng Việt;
    • Không ít hơn 2 lần/tuần, mỗi lần từ 25-35 phút.

Đội ngũ nhà giáo

  • Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng sư phạm mầm non hoặc tương đương;
  • Số trẻ em tối đa trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau:
    • Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ
      • Trẻ em 03 – 12 tháng tuổi: 15 trẻ em/nhóm
      • Trẻ em 13 – 24 tháng tuổi: 20 trẻ em/nhóm
      • Trẻ em 25 – 36 tháng tuổi: 25 trẻ em/nhóm.
    • Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo
      • Trẻ em 03 – 04 tuổi: 25 trẻ em/lóp;
      • Trẻ em 04 – 05 tuổi: 30 trẻ em/lớp;
      • Trẻ em 05 – 06 tuổi: 35 trẻ em/lớp.
  • Số lượng giáo viên trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau
    • Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ: 05 trẻ em/giáo viên;
    • Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo: 10 – 12 trẻ em/giáo viên.

Số lượng học sinh Việt Nam

Số học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục.

Đội ngũ nhân sự

Hiệu trưởng

  • Tối thiểu phải có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non hoặc tương đương;
  • Có ít nhất 05 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non (Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định);
  • Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý;
  • Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; /
  • Có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe;

Phó Hiệu trưởng

  • Có bằng trung cấp sư phạm mầm non hoặc tương đương;
  • Có ít nhất 03 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non (Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định);
  • Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe;

Giáo viên và nhân viên

  • Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng hoặc tương đương, có ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn được phân công giảng dạy;
  • Trình độ chuẩn được đào tạo của nhân viên y tế học đường, kế toán là có bằng tốt nghiệp trung cấp theo chuyên môn được giao;
  • Đối với nhân viên thủ quỹ, thư viện, văn thư, nấu ăn, bảo vệ phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ được giao;

Hồ sơ xin phép thành lập:

  1. Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo Mẫu số 13;
  2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  3. Văn bản chứng minh năng lực tài chính;
  4. Kế hoạch về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoặc dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục.

Cơ quan cấp phép: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Quy trình xử lý:

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ: Xem xét hồ sơ, xin ý kiến các cơ quan;
  • Nếu không đầy đủ thì thông báo cho Nhà đầu tư;
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời;
  • Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm định hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền => Xem xét cho phép thành lập nếu đủ điều kiện;
  • Trường hợp không đủ thì phải thông báo cho Nhà Đầu tư.

Việt Luật đồng hành cùng Nhà đầu tư nước ngoài

Bước 5: Xin cấp phép hoạt động

Điều kiện hoạt động:

  1. Có quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  2. Có vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo đáp ứng quy định được nêu tại Bước 4;
  3. Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.

Hồ sơ đăng ký hoạt động:

  1. Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mẫu số 16;
  2. Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập được cấp ở Bước 4;
  3. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  4. Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục;
  5. Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện;
  6. Báo cáo giải trình về việc cơ sở vật chất, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo…
  7. Danh sách hiệu trưởng (giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng;
  8. Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);
  9. Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;
  10. Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;
  11. Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;
  12. Quy chế đào tạo;
  13. Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên);
  14. Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;
  15. Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;
  16. Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

Thẩm quyền cho phép hoạt động: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo

Trình tự thực hiện:

  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ => thẩm định các điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động.
  • Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho Nhà đầu tư;
  • Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG MẦM NON CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.

Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

5/5 - (1 bình chọn)