Năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Theo đó, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã xoá bỏ ngành sản xuất phim. Vì vậy, kể từ năm 2021, ngành sản xuất phim không còn là ngành kinh doanh có điều kiện.
Việt Luật là đơn vị chuyên tư vấn thành lập công ty điện ảnh tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Sau đây là những điều cần lưu ý khi thành lập công ty sản xuất phim năm 2024.
I. Cơ sở pháp lý:
+ Luật Doanh nghiệp 2020
+ Luật Đầu tư 2020
+ Luật Điện ảnh 2006 sửa đổi 2009
II. Hồ sơ thành lập công ty sản xuất phim.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ hoạt động theo từng loại hình doanh nghiệp;
Danh sách cổ đông/ thành viên
Các tài liệu chứng thực cá nhân (CMND hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu)
Nếu thành viên/cổ đông là tổ chức/doanh nghiệp thì cung cấp bản sao có chứng thực giấy phép thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu uỷ quyền cho Việt Luật thực hiện thủ tục thành lập công ty thì quý khách chỉ cần cung cấp bản sao (có chứng thực) CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu của các thành viên/cổ đông góp vốn. Việt Luật sẽ soạn thảo toàn bộ hồ sơ, nộp và nhận kết quả bàn giao cho khách hàng.
III. Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty
1. Chọn loại hình doanh nghiệp.
Quý khách có thể chọn các loại hình doanh nghiệp như:
+ Doanh nghiệp tư nhân (do 1 cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn)
+ Công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên)
+ Công ty cổ phần (Có từ 3 cổ đông trở lên)
+ Công ty hợp danh (Có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn)
2. Đặt tên công ty điện ảnh
Do đặc thù ngành điện ảnh, công ty sản xuất phim thường được gọi với tên “hãng phim”. Nếu muốn đồng bộ thương hiệu thì quý khách chọn đặt tên công ty có thể bao gồm cụm từ “hãng phim”. Ví dụ: Công ty TNHH Hãng Phim Sao Vàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đặt tên riêng doanh nghiệp bằng tiếng Anh hay ngôn ngữ sử dụng chữ cái Latin khác. Ví dụ: Công ty TNHH Golden Star Film.
Tham khảo bài viết “Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp 2020”.
3. Địa chỉ trụ sở công ty
Địa chỉ công ty có thể đặt tại nhà riêng hoặc thuê văn phòng ở các toà nhà có chức năng văn phòng. Nếu điều kiện còn hạn chế doanh nghiệp có thể thuê văn phòng ảo hay khu làm việc chung (Coworking space). Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chính thức thừa nhận tính pháp lý của khu làm việc chung này. Việt Luật có hỗ trợ dịch vụ văn phòng ảo với chi phí hợp lý nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Luật Nhà ở không cho phép công ty được đặt trụ sở tại các chung cư, trừ các chung cư có khu văn phòng (Officetel).
Tham khảo bài viết “Những lưu ý về địa chỉ trụ sở công ty doanh nghiệp”.
4. Ngành nghề công ty điện ảnh
Công ty điện ảnh ngoài ngành sản xuất phim còn có thể đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, trong lĩnh vực điện ảnh ngành phát hành phim và phổ biến phim là ngành kinh doanh có điều kiện. Chỉ có ngành sản xuất phim là không còn điều kiện kinh doanh kể từ ngày 1/1/2021 theo quy định tại Luật Đầu tư 2020. Doanh nghiệp có thể đăng ký không hạn chế các ngành kinh doanh khác ngoài lĩnh vực điện ảnh tuỳ theo ý tưởng và nguyện vọng của mình. Hãy liên hệ với các chuyên viên của Việt Luật để được tư vấn các ngành nghề dự kiến đăng ký.
Tham khảo bài viết “Những lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp”
5. Vốn điều lệ công ty sản xuất phim
Do ngành sản xuất phim không còn là ngành kinh doanh có điều kiện nên không bị ràng buộc về vốn của công ty (trước đây yêu cầu vốn pháp định 1 tỷ đồng). Vì vậy, doanh nghiệp có thể đăng ký với số vốn mà mình dự kiến đầu tư. Doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài hàng năm theo mức vốn đăng ký. Theo đó, nếu vốn từ 10 tỷ trở xuống thì lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm và vốn trên 10 tỷ thì môn bài là 3.000.000 đồng/năm. Riêng năm đầu thành lập thì doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài.
Tham khảo bài viết “Những lưu ý về đăng ký vốn điều lệ của doanh nghiệp”
6. Thành viên/cổ đông góp vốn
Đối với công ty sản xuất phim, pháp luật không có quy định số lượng thành viên góp vốn tối thiểu và điều kiện đối với thành viên. Do đó, tuỳ vào kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp quyết định số lượng thành viên tham gia góp vốn. Nếu không có người hợp tác thì chọn công ty TNHH một thành viên. Dù có một thành viên nhưng tên công ty không cần phải có cụm từ “Một thành viên”.
Tham khảo bài viết “Điều kiện đối với thành viên/ cổ đông công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020”
7. Người đại diện theo pháp luật
Công ty có thể chọn một hoặc nhiều người làm đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật có thể góp vốn hoặc không góp vốn vào công ty.
Tham khảo bài viết “Những điều lưu ý về người đại diện theo pháp luật theo Luật Doanh nghiệp 2020”
IV. Những điều cần làm sau khi thành lập công ty sản xuất phim
1. Đăng bố cáo trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp
Việc bố cáo trên cổng thông tin này được các cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đồng thời với việc cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, khi nộp hồ sơ thì chúng ta nộp luôn lệ phí bố cáo cùng với lệ phí đăng ký kinh doanh.
2. Đăng ký mã số thuế
Mã số thuế của doanh nghiệp chính là mã số doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp không cần đăng ký để cấp mã số thuế. Mã số doanh nghiệp cũng là mã số xuất nhập khẩu.
3. Khắc dấu
Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu hoặc không có con dấu cũng được. Luật Doanh nghiệp 2020 không bắt buộc doanh nghiệp phải có con dấu. Nếu có con dấu thì doanh nghiệp cũng không cần phải thông báo hay đăng ký mẫu dấu. Sau khi khắc dấu thì doanh nghiệp sử dụng ngay. Việc sử dụng và quản lý con dấu do doanh nghiệp tự quyết định.
4. Tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng và đăng ký số tài khoản này với cơ quan đăng ký kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử thông qua tài khoản này.
5. Chữ ký số
Doanh nghiệp phải mua chữ ký số để thực hiện các giao dịch với các cơ quan nhà nước như khai thuế điện tử, giao dịch với ngân hàng, bảo hiểm xã hội, khai hải quan…
6. Khai lệ phí môn bài
Doanh nghiệp phải khai lệ phí môn bài khi lần đầu thành lập doanh nghiệp. Môn bài được miễn cho năm đầu thành lập. Hàng năm, doanh nghiệp không phải khai lệ phí môn bài nếu không có thay đổi về vốn điều lệ.
7. Hoàn tất việc góp vốn
Các thành viên phải góp vốn trong vòng 90 ngày sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu không góp đủ vốn thì phải giảm vốn trong thời hạn 30 ngày.
8. Hoá đơn điện tử
Doanh nghiệp đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử để phát hành khi có giao dịch bán hàng hay cung ứng dịch vụ.
9. Kế toán
Doanh nghiệp tuyển kế toán để phụ trách công tác kế toán hoặc thuê dịch vụ kế toán trọn gói của Việt Luật.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thành lập công ty sản xuất phim. Quý khách có thể liên hệ với Việt Luật theo số liên hệ bên dưới để được tư vấn chi tiết.