Điều kiện, thủ tục thành lập công ty kinh doanh vàng, bạc

Ngày này, đời sống xã hội được nâng cao, nhu cầu về trang sức làm đẹp cũng ngày càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu đó nhiều công ty kinh doanh vàng bạc ra đời.Tuy nhiên, để thành lập công ty kinh doanh mua bán – sản xuất vàng bạc cần phải lưu ý đến những điều kiện và vấn đề gì? Hôm nay Việt Luật sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau:

Hoạt động kinh doanh vàng, bạc theo TT 24/2012/TT-NHNN
Hoạt động kinh doanh vàng, bạc theo TT 24/2012/TT-NHNN

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG, BẠC BAO GỒM NHỮNG HOẠT ĐỘNG GÌ?

Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 1 – Nghị định 24/2012/NĐ-CP quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì hoạt động kinh doanh vàng, bạc bao gồm các hoạt động sau:

  1. Hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ;
  2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ;
  3. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng;
  4. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh doanh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng.

ĐIỀU KIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, VÀNG BẠC

Đối với trường hợp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

Theo quy định tại Điều 5 – Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì điều kiện để hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đó là:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

==> Trước khi đi vào hoạt động chính thức, quý khách cần thành lập doanh nghiệp và xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ => Thủ tục tham khảo bên dưới bài viết này.

Đối với trường hợp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

Theo quy định tại Điều 8 – Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì điều kiện để hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ đó là:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

Đối với trường hợp kinh doanh, mua bán vàng miếng

Theo quy định tại Điều 11 – Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì điều kiện để hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng đó là:

Đối với doanh nghiệp

  • Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
  • Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
  • Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Đối với tổ chức tín dụng

  • Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
  • Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
  • Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

==> Doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng trước khi đi vào hoạt động chính thức, cần xin cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Đối với trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ

Trường hợp 1: Xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ

  • Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ để tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế thực hiện theo quy định của Chính phủ về hội chợ, triển lãm quốc tế.

Trường hợp 2: Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu

Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung – cầu vàng trong từng thời kỳ, doanh nghiệp được xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu khi được sự cho phép của Ngân hàng nhà nước, cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp có Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;
  • Doanh nghiệp Có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm;
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu trong năm kế hoạch (căn cứ vào năng lực sản xuất và báo cáo tình hình xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của năm trước)
  • Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY/DOANH NGHIỆP KINH DOANH VÀNG, BẠC

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Hỗ trợ khách chuẩn bị tài liệu

Quý khách cần chuẩn bị các giấy tờ sau khi thành lập công ty kinh doanh vàng:

  1. Đối với cá nhân là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc là người đại diện theo pháp luật
    • Căn cước công dân;
    • Hộ chiếu.
  2. Đối với tổ chức là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
    • Giấy tờ pháp lý (Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
    • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

Bước 3: Soạn hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên

Mã ngành tham khảo

STT Tên ngành Mã ngành
1 Bán buôn kim loại và quặng kim loại 4662
2 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu 4669
3 Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan 3211
4 Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan 3212
5 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật 7120
6 Sản xuất kim loại màu và kim loại quý 2420
7 Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại 2592

Những thông tin cần cung cấp:

  • Tên Công ty==> Việt Luật hỗ trợ tra cứu tên công ty sau khi nhận được thông tin.
  • Địa chỉ trụ sở
  • Vốn điều lệ
  • Ngành nghề.
  • Số điện thoại dự kiến có trên Giấy phép (Lưu ý rằng số này hay bị làm phiền bởi các đơn vị quảng cáo, lừa đảo).
  • Chụp hình CMND hoặc thẻ căn cước (Khi nộp hồ sơ, cung cấp bản sao y chứng thực – công chứng).

Thành phần hồ sơ

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (Phụ lục I-2)
  • Điều lệ công ty

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (Phụ lục I-3)
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên

Đối với công ty cổ phần

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (Phụ lục I-4)
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập

Lưu ý: Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông là tổ chức thì danh sách hồ sơ cần thêm các tài liệu sau:

  • Danh sách người đại diện theo pháp luật/ủy quyền (Phụ lục I-10)
  • Văn bản ủy quyền trường hợp người đại diện theo ủy quyền

Bước 4: Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 5: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

Sau thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 6: Xin cấp Giấy phép con liên quan đến việc kinh doanh vàng, bạc

Đối với trường hợp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

Theo quy định tại Khoản 2 – Điều 5 – Nghị định 24/2012/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2017/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 22/07/2017 thì thành phần hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 1);
  2. Văn bản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm sản xuất; bản kê khai về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Trình tự nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:

Theo quy định tại Điều 16 – Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 1,  Điều 1 – Thông tư 24/2022/TT-NHNN thì thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy trình dưới đây:

  • Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ
  • Hình thức nộp: nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa
  • Cơ quan có thẩm quyền: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tiễn cơ sở vật chất, trang thiết bị.
  • Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và cơ sở đáp ứng các điều kiện bên trên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng

Theo quy định tại Điều 9 – Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 2, Điều 1 – Thông tư 03/2017/TT-NHNN thì thành phần hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 2 đối với doanh nghiệp và mẫu tai Phụ lục 3 đối với tổ chức tín dụng);
  • Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh);
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 (hai) năm liền kề trước đó.

Trình tự xin cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng

Theo quy định tại Điều 15- Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 13, Điều 1 – Thông tư 38/2015/TT-NHNN và Khoản 1, 2 – Điều 1 Thông tư 15/2021/TT-NHNN thì thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vàng miếng theo quy trình dưới đây:

  • Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ
  • Hình thức nộp: nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa
  • Cơ quan có thẩm quyền: Vụ Quản lý ngoại hối – Ngân hàng nhà nước Việt Nam
  • Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn kiểm tra về giấy tờ; pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp và tình hình trang thiết bị cần thiết để triển khai hoạt động mua, bán vàng miếng tại địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng.
  • Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố báo cáo kết quả kiểm tra cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối).
  • Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Đối với trường hợp nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh vàng trang sức, mỹ nghệ

Theo quy định tại Điều 10 – Thông tư 16/2012/TT-NHNN được bổ sung bởi Khoản 7, Điều 1, Thông tư 38/2015/TT-NHNN thành phần hồ sơ xin cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh vàng trang sức, mỹ nghệ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 4)
  • Báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo;
  • Bảng kê các tờ khai Hải quan nhập khẩu vàng và Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này (Theo mẫu tại Phụ lục 6)
  • Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 6a.

Trình tự xin cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ

Theo quy định tại Điều 17 – Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN thì trình tự xin cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:

  • Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ
  • Hình thức nộp: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
  • Cơ quan có thẩm quyền: tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp => Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi hồ sơ đề nghị xem xét việc cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối).
  • Trong thời hạn 17 (mười bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc từ chối cấp phép đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
  • Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

==> Thời hạn có giá trị của Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được xác định căn cứ kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp và tối đa là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày cấp.

TRÁCH NHIỆM BÁO CÁO CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH VÀNG, BẠC

Theo quy định tại Điều 20 – Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 20, Điều 1 – Thông tư 38/2015/TT-NHNN và Khoản 4 – Điều 1 – Thông tư 29/2019/TT-NHNN, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo như sau:

  1. Định kỳ hàng ngày, tháng, năm hoặc khi cần thiết báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tình hình kinh doanh mua, bán vàng miếng:
    • Báo cáo ngày gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) theo mẫu tại Phụ lục 10a ;
    • Báo cáo tháng, năm gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo mẫu tại Phụ lục 10.
  2. Định kỳ hàng quý, năm hoặc khi cần thiết, doanh nghiệp kinh doanh vàng thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh vàng cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố:
    • Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thực hiện báo cáo hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục số 11);
    • Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho nước ngoài được cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm thực hiện báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 7).
  3. Định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc khi cần thiết, doanh nghiệp được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tình hình thực hiện nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, sản xuất, tiêu thụ vàng trang sức, mỹ nghệ từ vàng nguyên liệu nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 6).

Thời hạn nộp báo cáo:

  • Đối với báo cáo định kỳ hằng ngày: chậm nhất vào 14 giờ của ngày làm việc tiếp theo ngày báo cáo;
  • Đối với báo cáo định kỳ hằng tháng: chậm nhất vào ngày 05 (năm) của tháng tiếp theo tháng báo cáo;
  • Đối với báo cáo định kỳ hằng quý: chậm nhất vào ngày 15 (mười lăm) của tháng đầu tiên quý tiếp theo quý báo cáo;
  • Đối với báo cáo định kỳ hằng năm: chậm nhất vào ngày 15 (mười lăm) tháng 01 (một) của năm tiếp theo năm báo cáo.

 

>> Xem thêm: Chi phí thành lập doanh nghiệp mới nhất<<

Thành Lập Công Ty Trọn Gói Tại Việt Luật

HỖ TRỢ SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI TẠI VIỆT LUẬT:

Việt Luật hiểu rõ sự khó khăn và những thắc mắc trong vấn đề pháp lý của các doanh nghiệp mới thành lập, Công ty tư vấn Việt Luật sẽ hỗ trợ và tư vấn tường tận những câu hỏi của quý khách hàng về các vấn đề sau khi thành lập công ty như:

  • MIỄN PHÍ BÁO CÁO THUẾ 03 THÁNG
  • Tặng bộ ly thủy tinh cao cấp
  • Tư vấn cho khách hàng về các hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax).
  • Soạn thảo các hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm:
    • Điều lệ;
    • Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật;
    • Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
    • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
    • Chứng nhận sở hữu cổ phần;
    • Sổ cổ đông;
    • Thông báo lập sổ cổ đông…
  • Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email).
  • Tư vấn khởi nghiệp giúp bạn an tâm hơn khi thành lập mới công ty

Các dịch vụ khác của Việt Luật

Công Ty TNHH Tư Vấn Xúc Tiến Đầu Tư Việt Luật có thâm niên hơn 15 năm và hỗ trợ cho hơn 100.000 lượt khách trong vấn đề Thành lập doanh nghiệp, chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp: Tư vấn thành lập VPĐD, Đầu tư nước ngoài, Thay đổi nội dung ĐKKD,… Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý và đưa ra giải pháp cho mọi vướng mắc để tiết kiệm chi phí, thời gian tối đa cho bạn.

Tham khảo thủ tục thành lập doanh nghiệp theo các loại hình:

+ Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

+ Thành lập công ty TNHH Một thành viên

+ Thủ tục thành lập công ty TNHH Hai thành viên trở lên

+ Thành lập công ty cổ phần

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

Việt Luật - hân hạnh được hỗ trợ quý khách trong việc thành lập doanh nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)