Thành lập công ty con – Những điều cần biết

Công ty mẹ và công ty con là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty mẹ là công ty có một hoặc một số công ty con. Công ty con là công ty chịu sự chi phối của công ty mẹ. Vậy điều kiện, thủ tục thành lập công ty con như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm: Thành lập công ty trọn gói – Theo quy định mới nhất

Những hạn chế của công ty con

KHÁI NIỆM CÔNG TY CON VÀ CÔNG TY MẸ

Công ty mẹ và công ty con có đặc điểm sau:

  • Đều là tổ chức được thành lập theo pháp luật doanh nghiệp
  • Có tư cách pháp nhân;
  • Độc lập với nhau.

Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 195 – Luật Doanh nghiệp thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  2. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
  3. Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Công ty mẹ có thể chi phối công ty con thông qua việc nắm giữ cổ phần, vốn góp hoặc các quyền khác như quyền biểu quyết, quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty con.

Công ty mẹ có trách nhiệm giám sát, định hướng hoạt động của công ty con và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty con trong phạm vi sở hữu cổ phần hoặc vốn góp của công ty mẹ tại công ty con.

HẠN CHẾ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TY MẸ, CÔNG TY CON

  • Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
  • Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp.

Việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp bao gồm các trường hợp sau:

  • Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.
  • Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
  • Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI THÀNH LẬP MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CON

Ưu nhược điểm mối quan hệ công ty mẹ - con
Ưu nhược điểm mối quan hệ công ty mẹ – con

Ưu điểm

  • Công ty mẹ có thể mở rộng quy mô hoạt động của mình bằng cách thành lập các công ty con mới. Điều này cho phép công ty mẹ thâm nhập vào các thị trường mới, phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới hoặc tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh của mình.
  • Mô hình công ty mẹ – con cho phép công ty mẹ đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của mình. Điều này giúp công ty mẹ giảm thiểu rủi ro và tận dụng các cơ hội thị trường mới.
  • Công ty mẹ có thể huy động vốn, tài nguyên từ các công ty con. Điều này giúp công ty mẹ tăng cường năng lực tài chính, đầu tư phát triển kinh doanh.
  • Mô hình công ty mẹ – con giúp công ty mẹ giảm thiểu rủi ro tài chính. Nếu một công ty con gặp khó khăn về tài chính, công ty mẹ có thể hỗ trợ tài chính cho công ty con đó để giảm thiểu thiệt hại.
  • Công ty mẹ có thể chia sẻ các nguồn lực, tài nguyên, kinh nghiệm, kiến thức,… với các công ty con. Điều này giúp các công ty con hoạt động hiệu quả hơn.
  • Mô hình công ty mẹ – con giúp công ty mẹ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty mẹ có thể sử dụng lợi thế của mình để hỗ trợ các công ty con cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác.

Nhược điểm

  • Việc thành lập và quản lý một công ty con sẽ dẫn đến việc tăng chi phí cho công ty mẹ, bao gồm chi phí thành lập, chi phí quản lý, chi phí đào tạo, chi phí tài chính…;
  • Công ty mẹ có thể phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty con trong phạm vi sở hữu cổ phần hoặc vốn góp của công ty mẹ tại công ty con. Điều này có thể dẫn đến rủi ro tài chính cho công ty mẹ nếu công ty con gặp khó khăn về tài chính;
  • Nếu các công ty con hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh thì có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh giữa các công ty con. Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi ích chung của tập đoàn.

=> Để hạn chế các nhược điểm này, công ty mẹ cần có kế hoạch quản lý chặt chẽ hoạt động của các công ty con, đồng thời xây dựng văn hóa doanh nghiệp thống nhất cho cả tập đoàn.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CON (kể từ 04/09/2023)

Thành lập công ty
Dịch vụ thành lập công ty của Việt Luật

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định pháp lý có liên quan

Tài liệu cần chuẩn bị

  • Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ;
  • Bản sao y chứng thực căn cước công dân và hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ tại công ty con.

Thông tin cần cung cấp

  1. Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH (một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên); cổ phần
  2. Tên doanh nghiệp: Việt Luật hỗ trợ tra cứu miễn phí (Tham khảo thêm Cách đặt tên Doanh nghiệp mới nhất)
  3. Trụ sở công ty: có đầy đủ số nhà, 4 cấp hành chính, có số điện thoại liên lạc
  4. Vốn điều lệ: đăng ký theo khả năng tài chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông (Tham khảo thêm Vốn điều lệ công ty – Những điều cần biết)
  5. Ngành nghề kinh doanh

Bước 2: Việt Luật soạn hồ sơ và hướng dẫn ký

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH MTV (Phụ lục I-2);
  • Điều lệ công ty.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Phụ lục I-3);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (Phụ lục I-6)

Đối với công ty cổ phần:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần (Phụ lục I-4);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7)

Bước 3: Nộp hồ sơ chơ cơ quan đăng ký kinh doanh và đóng bố cáo doanh nghiệp

Hồ sơ sẽ được nộp trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Lệ phí sẽ được thanh toán trực tuyến thông qua tài khoản ngân hàng đã đăng ký với hệ thống.

Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao giấy phép cho khách hàng

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật thông tin của doanh nghiệp lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 5: Làm con dấu

Việt Luật đặt con dấu cho quý khách hàng, thông tin trên con dấu bao gồm tên công ty, mã số thuế, thành phố…

Bước 6: Treo bảng hiệu

Bước 7: Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu và mua Token

Bước 8: Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản

Sau khi mở tài khoản ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng để gửi thông tin chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử.

Thông báo số tài khoản ngân hàng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.

Bước 9: Đăng ký sử dụng hóa đơn nếu có nhu cầu

Bước 10: Theo dõi nộp lệ phí môn bài hằng năm trước 30/1

Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

Bước 11: Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

  • Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
  • Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.

=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY MẸ, CÔNG TY CON

Căn cứ vào Điều 197 – Luật Doanh nghiệp, chế độ báo cáo chính của công ty mẹ, công ty con như sau:

1. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:

  • Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán;
  • Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;
  • Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.

2. Khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.

3. Người chịu trách nhiệm lập báo cáo của công ty mẹ sử dụng báo cáo quy định tại mục (ii) để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con nếu không có nghi ngờ về việc báo cáo do công ty con lập và đệ trình có thông tin sai lệch, không chính xác hoặc giả mạo.

4. Người chịu trách nhiệm lập báo cáo quy định tại mục (i) chưa được lập và đệ trình các báo cáo đó nếu chưa nhận được đầy đủ báo cáo tài chính của công ty con. Trong trường hợp người quản lý công ty mẹ đã áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi thẩm quyền mà vẫn không nhận được báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định từ công ty con thì người quản lý công ty mẹ vẫn lập và trình báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con. Báo cáo có thể gồm hoặc không gồm thông tin từ công ty con đó, nhưng phải có giải trình cần thiết để tránh hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch.

5. Báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hằng năm, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ, công ty con phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty mẹ. Bản sao của báo cáo, tài liệu quy định tại mục này phải được lưu giữ tại chi nhánh của công ty mẹ tại Việt Nam.

6. Ngoài báo cáo, tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty con còn phải lập báo cáo tổng hợp về mua, bán và giao dịch khác với công ty mẹ.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI – CHUYÊN NGHIỆP CỦA VIỆT LUẬT (Áp dụng từ 04/09/2023)

Dịch vụ kế toán trọn gói

Dịch vụ kế toán cho CÔNG TY MỚI THÀNH LẬP

  1. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
  2. Nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài;
  3. Đăng ký tài khoản ngân hàng, đăng ký nộp thuế điện tử;
  4. Thông báo phát hành hóa đơn; đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử;
  5. Thay mặt làm việc với cơ quan thuế.

Dịch vụ kế toán HÀNG THÁNG

Việt Luật thực hiện toàn bộ công tác kế toán hàng tháng cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Lập và gởi các báo cáo thuế hàng tháng bằng phần mềm có mã vạch 2 chiều của Tổng Cục Thuế;
  • Lập tờ khai thuế GTGT;
  • Lập tờ khai thuế TNCN;
  • In phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất theo chứng từ gốc;
  • Phân loại, sắp xếp, tổ chức lưu trữ chứng từ theo tháng;
  • Hoàn chỉnh các loại sổ sách kế toán theo quy định hiện hành bằng phần mềm SMART ACCOUNTING: sổ quỹ tiền mặt, báo cáo xuất nhập tồn, sổ chi tiết vật tư, tổng hợp nợ phải trả, Nhật ký chung, Sổ cái tổng hợp, bảng cân đối số phát sinh….;
  • Lập và gởi các báo cáo thống kê;
  • Theo dõi đăng ký trích khấu hao tài sản cố định;
  • Hạch toán, kết chuyển, cân đối lãi lỗ hàng tháng;
  • Thông báo số thuế phải nộp;
  • Cử người trực tiếp làm việc với cơ quan thuế.

Dịch vụ kế toán HÀNG QUÝ

  • Lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính mỗi quý;
  • Lập tờ khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý;
  • Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN nếu doanh nghiệp kê khai theo quý;
  • Hoàn thiện sổ sách, chứng từ trong quý.

Dịch vụ kế toán HÀNG NĂM

  •  Thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp + thuế giá trị gia tăng;
  • Báo cáo tài chính cuối năm gởi các cơ quan chức năng gồm: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính;
  • Kê khai thuế đầu năm: tờ khai thuế môn bài, bảng đăng ký khấu hao tài sản cố định, đăng ký lương.

Ngoài những lợi ích chung khi sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói – chuyên nghiệp thì quý khách của Việt Luật còn được hưởng nhiều lợi ích khác như:

  • Được ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp luật uy tín của như: Thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký doanh nghiệp, đăng ký sở hữu trí tuệ…
  • Được Việt Luật hỗ trợ, thông tin về các quy định pháp luật mới;
  • Đưa ra lời khuyên bổ ích khi quý khách cần Việt Luật tư vấn…
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo

Quý khách cũng có thể tham khảo thêm dịch vụ thuê văn phòng ảo chỉ với 300.000 đồng/tháng – tiết kiệm chi phí cho chủ Doanh nghiệp.

Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

5/5 - (1 bình chọn)