Điều kiện và quy trình thành lập công ty/doanh nghiệp thẩm định giá

Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật. Việt Luật xin gửi đến quý bạn đọc những quy định liên quan đến điều kiện và quy trình thành lập công ty/doanh nghiệp thẩm định giá.

>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Thành lập công ty nước ngoài

CƠ SỞ PHÁP LÝ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY/DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Giá 2012;
  • Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá về thẩm định giá;
  • Nghị định 12/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 89/2013/NĐ-CP.

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều kiện của người đại diện theo pháp luật, Giám đốc, tổng Giám đốc
Điều kiện của người đại diện theo pháp luật, Giám đốc, tổng Giám đốc

Điều kiện chung về người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc

Căn cứ vào Điều 39 – Luật Giá và Khoản 2 – Điều 1 – Nghi định 12/2021/NĐ-CPĐiều 18 – Nghị định 89/2013/NĐ-CP thì người đại diện theo pháp luật, Giám độc hoặc Tổng Giám đốc công ty thẩm định giá cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
  • Có ít nhất 03 năm (36 tháng) là thẩm định viên về giá hành nghề trước khi trở thành người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá;
  • Không là người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong khoảng thời gian 01 năm (12 tháng) tính tới thời điểm nộp hồ sơ cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
  • Không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp thẩm định giá đó với tư cách cá nhân, không được là đại diện của tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp thẩm định giá khác.

Điều kiện của từng loại hình doanh nghiệp

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
  • Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu.

Đối với công ty công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
  • Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn;
  • Tổng số vốn góp của cổ đông là tổ chức, thành viên góp vốn là tổ chức tối đa không quá 35% vốn điều lệ của công ty cổ phần thẩm định giá, công ty trách nhiệm hữu hạn thẩm định giá hai thành viên trở lên.

Đối với công ty cổ phần

  • Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
  • Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập;
  • Tổng số vốn góp của cổ đông là tổ chức, thành viên góp vốn là tổ chức tối đa không quá 35% vốn điều lệ của công ty cổ phần thẩm định giá, công ty trách nhiệm hữu hạn thẩm định giá hai thành viên trở lên.

Đối với công ty hợp danh

  • Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
  • Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên hợp danh;

Đối với doanh nghiệp tư nhân

  • Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
  • Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó có 01 thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân.

QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY/DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ

Dịch vụ của Việt Luật
Dịch vụ của Việt Luật

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp

Mã ngành tham khảo

STT Tên ngành Mã ngành
1 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Dịch vụ thẩm định giá

7490

Khách cần chuẩn bị những tài liệu sau đây:

  1. Đối với cá nhân là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc là người đại diện theo pháp luật
    • Căn cước công dân;
    • Hộ chiếu.
  2. Đối với tổ chức là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
    • Giấy tờ pháp lý;
    • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bao gồm:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH MTV (Phụ lục I-2);
  • Điều lệ công ty.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Phụ lục I-3);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (Phụ lục I-6)

Đối với công ty cổ phần:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần (Phụ lục I-4);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7)

Đối với công ty hợp danh

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh;

Đối với doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân;
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Lưu ý:

    • Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức => Bổ sung thêm 2 văn bản sau:
      • Văn bản ủy quyền phần vốn góp;
      • Danh sách đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10).
    • Trường hợp người đại diện theo pháp luật không nộp hồ sơ => Bổ sung thêm “Giấy ủy quyền”.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Tài liệu cần chuẩn bị

Theo quy định tại Điều 14 – Nghị định 89/2013/NĐ-CP thì tài liệu bao gồm:

  • Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở Bước 1;
  • Giấy đăng ký hành nghề thẩm định giá của các thẩm định viên đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp được doanh nghiệp xác nhận;
  • Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá cho thẩm định viên về giá hành nghề;
  • Bản sao Hợp đồng lao động hoặc Phụ lục hợp đồng lao động của các thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp;
  • Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên và cổ đông;
  • Danh sách thành viên, cổ đông công ty;
  • Biên lai nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
  • Bản sao chứng thực văn bản bổ nhiệm chức vụ đối với đại điện pháp luật của doanh nghiệp, văn bản ủy quyền trong lĩnh vực thẩm định giá.

Lệ phí

Theo Phần 2 Thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 176/QĐ-BTC năm 2023 như sau:

Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

– Phí, lệ phí (nếu có): 4.000.000 đồng đối với cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; 2.000.000 đồng đối với Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Theo đó, để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá phải nộp lệ phí là 4.000.000 đồng.

Hình thức nộp hồ sơ và cơ quan có thẩm quyền

Doanh nghiệp lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá)

Thời gian xử lý

Theo quy định Khoản 8 Điều 1 Nghị định 12/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/05/2021 thì:

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ 01 (một) bộ hồ sơ do doanh nghiệp lập Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cho doanh nghiệp thẩm định giá.

Trường hợp từ chối cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Dịch vụ pháp lý của Việt Luật
Dịch vụ pháp lý của Việt Luật

Bước 3: Thực hiện các việc sau khi có giấy phép

1. Treo bảng hiệu

Việt Luật hỗ trợ làm con dấu và bảng hiệu theo nhu cầu của khách hàng.

2. Đăng ký mua chữ ký số điện tử (Token)

Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.

=> Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng.

3. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Sau khi thành lập, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý của doanh nghiệp.

4. Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản giao dịch) và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế

Sau khi mở tài khoản ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng để gửi thông tin chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử.

Thông báo số tài khoản ngân hàng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.

5. Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

  • Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
  • Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.

=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.

7. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

8. Theo dõi và nộp lệ phí môn bài hằng năm

Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN CHÚ Ý KHI KINH DOANH DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ

Thẩm định giá
Thẩm định giá
  1. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thẩm định giá phải duy trì và đảm bảo các điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
  2. Không sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
  3. Không cho thuê, cho mượn, cầm cố, mua bán, chuyển nhượng và sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá vào các mục đích khác mà pháp luật cấm hoặc không quy định;
  4. Chịu sự kiểm tra, thanh tra và chấp hành quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đảm bảo điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và việc sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Ngoài ra, công ty/doanh nghiệp thẩm định giá cần thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp;
  • Cung cấp Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết;
  • Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá;
  • Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
  • Bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;
  • Quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý;
  • Thực hiện chế độ báo cáo;
  • Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

VIỆC LƯU TRỮ HỒ SƠ THẨM ĐỊNH GIÁ

Thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 (mười) năm đối với hồ sơ thẩm định giá kể từ ngày phát hành chứng thư thẩm định giá. Doanh nghiệp thẩm định giá phải có biện pháp để duy trì tính bảo mật, an toàn, toàn vẹn, có khả năng tiếp cận và phục hồi được của hồ sơ thẩm định giá trong thời hạn lưu trữ.

Có 2 dạng lưu trữ đó là:

a) Đối với lưu trữ bằng giấy:

Doanh nghiệp thẩm định giá phải lưu trong hồ sơ thẩm định giá, bao gồm: hợp đồng thẩm định giá và biên bản thanh lý hợp đồng thẩm định giá (nếu có), văn bản đề nghị thẩm định giá, báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, toàn bộ tài liệu và thông tin cần thiết để hình thành kết quả thẩm định giá, các tài liệu khác theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và quy định của pháp luật.

Hồ sơ thẩm định giá đưa vào lưu trữ bằng giấy phải có hệ thống, được phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo từng hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu, đề nghị thẩm định giá.

b) Đối với lưu trữ điện tử:

Hồ sơ thẩm định giá đưa vào lưu trữ điện tử phải có hệ thống và gồm các nội dung cơ bản tại báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, các phụ lục và bảng tính kèm theo (nếu có).

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

Việt Luật - hân hạnh được hỗ trợ quý khách trong việc thành lập doanh nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)