Rủi ro khi không đăng ký đúng ngành nghề kinh doanh

Những rủi ro pháp lý vì không đăng ký ngành nghề tư vấn định cư

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề nhưng lại không đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan. Vấn đề này xuất phát từ việc cơ quan đăng ký kinh doanh áp dụng đăng ký ngành nghề kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, có một số ngành nghề tồn tại thực tế trên thị trường nhưng lại không được liệt kê trong Quyết định 27 nêu trên nên doanh nghiệp khó khăn trong việc đăng ký kinh doanh ngành nghề này. Phổ biến nhất là những ngành nghề như: 

  • Tư vấn định cư 
  • Tư vấn xin visa 
  • Tư vấn xin giấy phép lao động 

Việc không đăng ký đúng ngành nghề kinh doanh sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp sẽ có nguy cơ đối mặt. Trong bài viết này, Việt Luật sẽ đi sâu vào phân tích hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà không đăng ký kinh doanh.

Xử phạt vi phạm hành chính:

Theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ, không đăng ký ngành nghề có thể khiến công ty bị xử phạt đến 30 triệu đồng. Khoản 5, Điều 49 của nghị định này quy định rõ:

“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.”

Quy định này được hiểu rằng, sau khi thành lập, công ty đã kinh doanh ngành nghề tư vấn định cư nhưng chưa đăng ký ngành này mà không thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (bổ sung ngành nghề) thì sẽ bị xử phạt. 

Ngoài ra, website công ty có thông tin về dịch vụ tư vấn định cư nhưng lại không đăng ký kinh doanh ngành này có thể dẫn đến nguy cơ bị xử phạt hành vi quảng cáo không đúng sự thật. Điều này được quy định tại khoản 5, Điều 34, Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo. Theo đó, khoản này quy định như sau: 

“ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ”.

Số tiền xử phạt sẽ nhân đôi nếu chủ thể vi phạm là tổ chức (công ty). Do đó, công ty có nguy cơ bị xử phạt thấp nhất 120 triệu đồng

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi quảng cáo không đúng sự thật trên Website công ty
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi quảng cáo không đúng sự thật trên Website công ty

Việc xử phạt này không chỉ là gánh nặng tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Đây là vấn đề mà các công ty cần cân nhắc kỹ trong vấn đề tuân thủ pháp luật. 

Hiệu lực của hợp đồng:

Khi ký kết hợp đồng với khách hàng mà không có đăng ký kinh doanh ngành nghề tương ứng, công ty phải cân nhắc đến khả năng hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu. Hậu quả của hợp đồng vô hiệu là các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, tức là bên cung cấp dịch vụ sẽ phải hoàn trả toàn bộ tiền đã nhận của khách hàng. Ngoài ra, nếu hợp đồng bị tuyên vô hiệu, khách hàng có thể yêu cầu công ty bồi thường thiệt hại (nếu có). 

Niềm tin của khách hàng:

Khách hàng thường xem xét kỹ lưỡng trước tư cách pháp lý khi quyết định sử dụng dịch vụ của một công ty. Nếu họ không thể tìm thấy thông tin về ngành nghề liên quan đến dịch vụ, họ có thể từ chối hợp tác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh số mà còn tạo ra một ấn tượng tiêu cực về công ty.

Tránh rủi ro pháp lý là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Việc đăng ký ngành nghề không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là bước quan trọng để bảo vệ uy tín và tuân thủ pháp luật của công ty. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tự tin hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Xem thêm: 

 

Mọi thắc mắc, quý khách liên hệ lại để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

"<yoastmark

 

5/5 - (2 bình chọn)