Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và nếu có những hành vi vi phạm liên quan đến con dấu thì sẽ bị xử lý theo quy định.
- Khi nâng giảm trừ gia cảnh thì phải đóng thuế bao nhiêu ?
- Hướng dẫn nộp hồ sơ online để doanh nghiệp hưởng trợ cấp do COVID-19
- Khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế thì nghĩa vụ của doanh nghiệp là gì ?
1. Con dấu trong doanh nghiệp là gì?
Pháp luật quy định doanh nghiệp có con dấu riêng và con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì con dấu đóng vai trò là đại diện về mặt pháp lý của doanh nghiệp. Khi văn bản được đóng dấu mang đại diện pháp lý của doanh nghiệp, thì đồng thời những người có liên quan và có trách nhiệm trong doanh nghiệp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mặt pháp lý về thông tin cũng như tính xác thực được ghi trên văn bản. Nhờ có con dấu, những văn bản mới được xác thực giá trị cũng như được thực thi đầy đủ và những người có trách nhiệm thực hiện phải bắt buộc tuân theo.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến con dấu
Trong quá trình sử dụng con dấu, nếu tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy định pháp luật và thực hiện những hành vi dưới đây sẽ bị xử lý theo đúng quy định.
STT |
Hành vi |
Mức phạt đối với |
Phạt bổ sung |
Biện pháp khắc phục |
1 |
Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất hoặc hư hỏng giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu. |
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng |
|
|
2 |
Không đăng ký lại mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định. |
|
|
|
3 |
Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu hoặc các giấy tờ khác theo quy định. |
2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng |
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng. |
|
4 |
Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu dấu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu. |
|
Buộc thu hồi con dấu. |
|
5 |
Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền. |
|
|
|
6 |
Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất con dấu đang sử dụng. |
|
|
|
7 |
Không đổi lại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên cơ quan, tổ chức dùng dấu hoặc đổi tên cơ quan cấp trên hoặc thay đổi về trụ sở cơ quan, tổ chức có liên quan đến mẫu dấu. |
|
Buộc thu hồi con dấu. |
|
8 |
Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định. |
|
Buộc thu hồi con dấu. |
|
9 |
Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi quyết định của cấp có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc tạm đình chỉ sử dụng con dấu. |
|
Buộc thu hồi con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu |
|
10 |
Không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có thẩm quyền trước khi sử dụng |
|
|
|
11 |
Không xuất trình con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền. |
|
|
|
12 |
Không nộp lại con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu hoặc không nộp con dấu theo đúng thời hạn khi có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền. |
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
|
Buộc thu hồi con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu |
13 |
Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc chữ ký của người không có thẩm quyền. |
|
Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định |
|
14 |
Mượn, cho mượn con dấu, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động. |
|
Buộc thu hồi con dấu. |
|
15 |
Sản xuất con dấu pháp nhân không đúng thủ tục theo quy định. |
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng. |
|
|
16 |
Mang con dấu vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu. |
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
|
|
17 |
Sử dụng trái phép con dấu mang từ nước ngoài vào Việt Nam. |
|
|
|
18 |
Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức. |
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. |
Buộc thu hồi con dấu. |
|
19 |
Khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả. |
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. |
Buộc thu hồi con dấu. |
Chú ý:
– Mức phạt tiền trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
– Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính từ số 12 đến 19 trong bảng trên thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thư Viện Pháp Luật.