Những danh mục ngành, nghề nào được ưu đãi khi đầu tư ?

Ngành, nghề ưu đãi đầu tư là một trong những vấn đề được nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm và sau đây là danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư mới nhất.

Những danh mục ngành, nghề nào được ưu đãi khi đầu tư ?
Những danh mục ngành, nghề nào được ưu đãi khi đầu tư ?

I. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, SẢN XUẤT VẬT LIỆU, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D).

2. Sản xuất phôi thép từ quặng sắt, thép cao cấp, hợp kim.

3. Sản xuất than cốc, than hoạt tính.

4. Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

5. Sản xuất hóa dầu, hóa dược, hóa chất cơ bản và cao su.

6. Sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên (theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

7. Sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô, đóng tàu.

8. Sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, cụm chi tiết điện tử không thuộc Danh mục A Phụ lục này.

9. Sản xuất máy công cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu không thuộc Danh mục A Phụ lục này.

10. Sản xuất vật liệu thay thế vật liệu Amiăng.

11. Sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ (có khối lượng riêng nhỏ hơn 1000 kg/m3).

12. Đầu tư tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

13. Sản xuất cát nghiền nhân tạo thay thế cát tự nhiên.

14. Đầu tư xử lý, sử dụng phế thải của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón hóa chất, nhà máy luyện kim để làm vật liệu xây dựng.

15. Đầu tư xử lý, sử dụng rác thải sinh hoạt để làm nhiên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng.

16. Đầu tư sản xuất thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế đối với ngành sản xuất xi măng; kinh; gạch ốp lát; vật liệu chịu lửa; đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng thay thế cho vật liệu xây dựng sản xuất bằng công nghệ lạc hậu.

17. Sản xuất các loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

18. Sản xuất lắp ráp đầu máy diesel; toa xe hàng trọng tải từ 30 tấn trở lên; toa xe khách cao cấp với tốc độ cấu tạo 100 km/giờ; phụ tùng đầu máy, toa xe trong lĩnh vực đường sắt.

19. Sản xuất và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

20. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

II. NÔNG NGHIỆP

1. Nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu; bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu.

2. Sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

3. Dịch vụ khoa học, kỹ thuật về gieo trồng, chăn nuôi, thủy sản, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

4. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ; bảo quản, chế biến gia cầm, gia súc tập trung công nghiệp, chợ đầu mối, cơ sở đấu giá vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi.

5. Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến.

6. Khai thác hải sản.

7. Đầu tư sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sản xuất phân bón hữu cơ, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ để phát triển phân bón hữu cơ.

8. Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản dưới hình thức liên kết theo chuỗi sản phẩm; nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản dưới hình thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

9. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát.

10. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp.

11. Nuôi giữ giống gốc vật nuôi, bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và giống vật nuôi bản địa.

III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

1. Xây dựng, phát triển hạ tầng cụm công nghiệp.

2. Xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; xây dựng ký túc xá sinh viên và xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội; đầu tư xây dựng các khu đô thị chức năng (bao gồm nhà trẻ, trường học, bệnh viện) phục vụ công nhân.

3. Xử lý sự cố tràn dầu, khắc phục sự cố sạt lở núi, sạt lở đê, bờ sông, bờ biển, đập, hồ chứa và các sự cố môi trường khác; áp dụng công nghệ giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kinh, phá hủy tầng ô-dôn.

4. Đầu tư kinh doanh trung tâm hội chợ triển lãm hàng hóa, trung tâm logistics, cảng cạn, kho hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại.

5. Sản xuất, cung cấp thiết bị quan trắc môi trường, thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

6. Đầu tư kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ.

7. Đầu tư kinh doanh trung tâm đối mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển.

8. Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) trở lên đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên.

9. Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung.

10. Xử lý chất thải nguy hại, đồng xử lý chất thải nguy hại.

11. Xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực công cộng.

12. Ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác.

13. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.

14. Di dời, chuyển đổi hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

15. Quan trắc môi trường.

16. Đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, điện táng.

17. Giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định về môi trường đối với hàng hóa, phế liệu nhập khẩu, máy móc, thiết bị, công nghệ.

18. Sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

19. Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại).

20. Sản xuất xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác.

21. Sản xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục; thiết bị đo đạc, lấy mẫu và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường.

22. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận nhãn sinh thái.

23. Sản xuất sản phẩm, thiết bị, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm.

IV. GIÁO DỤC, VĂN HÓA, XÃ HỘI, THỂ THAO, Y TẾ

1. Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập ở các bậc học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.

2. Sản xuất trang thiết bị y tế, xây dựng kho bảo quản dược phẩm, dự trữ thuốc chữa bệnh cho người để phòng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.

3. Sản xuất nguyên liệu làm thuốc và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh; phòng, chữa bệnh cho động vật, thủy sản.

4. Sản xuất thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, bảo quản thuốc thú y; sản xuất trang thiết bị, dụng cụ dùng trong thú y.

5. Đầu tư cơ sở thử nghiệm sinh học, đánh giá sinh khả dụng của thuốc; cơ sở dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, thử nghiệm lâm sàng thuốc.

6. Đầu tư nghiên cứu chứng minh cơ sở khoa học của bài thuốc Đông y, thuốc cổ truyền và xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm bài thuốc Đông y, thuốc cổ truyền.

7. Đầu tư kinh doanh trung tâm thể dục, thể thao, nhà tập luyện, câu lạc bộ thể dục thể thao, sân vận động, bể bơi; cơ sở sản xuất, chế tạo, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện tập luyện thể dục thể thao.

8. Đầu tư kinh doanh thư viện công cộng cấp huyện, thư viện chuyên ngành, thư viện đại học, thư viện thuộc các cơ sở giáo dục, thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng và phát triển văn hóa đọc phục vụ học tập suốt đời.

9. Đầu tư phát triển các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và sản xuất thiết bị giáo dục nghề nghiệp.

V. NGÀNH, NGHỀ KHÁC

1. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô.

2. Hoạt động xuất bản xuất bản phẩm điện tử.

3. Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4. Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Thư Viện Pháp Luật.

5/5 - (1 bình chọn)