Doanh nghiệp và hợp tác xã có gì giống nhau ?

Với sự đa dạng của các loại hình kinh doanh, rất nhiều cá nhân, tổ chức không biết nên lựa chọn loại hình nào. Trong bài viết này chúng tôi sẽ so sánh hợp tác xã và doanh nghiệp để thuận tiện trong việc chọn lựa loại hình cho phù hợp.

Doanh nghiệp và hợp tác xã có gì giống nhau ?
Doanh nghiệp và hợp tác xã có gì giống nhau ?

Giống nhau:

– Hợp tác xã và doanh nghiệp đều là những tổ chức tự nguyện và được phép kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm

– Đều có tư cách pháp nhân (Trừ doanh nghiệp tư nhân)

Khác nhau:

Hợp tác xã Doanh nghiệp
Khái niệm

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

(Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012)

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

(Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020)

Thành viên

– Cá nhân

– Hộ gia đình

– Pháp nhân Việt Nam

– Cá nhân

– Tổ chức (Việt Nam hoặc nước ngoài)

Giới hạn thành viên

Không giới hạn Có giới hạn số thành viên trừ công ty cổ phần
Quyền  biểu quyết Bình đẳng với nhau không phụ thuộc vào vốn góp Phụ thuộc vào vốn góp
Trách nhiệm tài sản của thành viên Vô hạn Vô hạn hoặc hữu hạn
Phân chia lợi nhuận Theo vốn góp, mức độ sử dụng sản phẩm hoặc công sức lao động của thành viên Theo vốn góp
Ưu điểm

– Hợp tác xã có thể thu hút được đông đảo người lao động tham gia;

– Tính bình đẳng trong quản lý hợp tác xã cao cho nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn;

– Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt động của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã

– Có nhiều loại hình để chọn lựa

– Phân cấp quản lý rõ ràng và được quy định trong luật

– Một vài loại hình chịu trách nhiệm hữu hạn với tài sản của mình, trong phạm vi vốn góp

– Hoạt động của doanh nghiệp đa dạng, chuyên nghiệp và quy mô ổn hơn so với hợp tác xã

Nhược điểm

– Không khuyến khích được nhiều người góp vốn

– Khó khăn trong việc phân chia lợi nhuận

– Việc quản lý hợp tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông

– Mức vốn được đặt ra cao hơn

– Việc áp dụng pháp luật đối với doanh nghiệp chặt chẽ hơn

– Một vài loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn với tài sản của mình.

Thư Viện Pháp Luật.

5/5 - (1 bình chọn)