Điều kiện, thủ tục thừa nhận giấy phép hành nghề kể từ 2024

Việc thừa nhận giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ở Việt Nam được quy định tại Điều 22 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009. Theo đó, việc thừa nhận chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh giữa các nước được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Vậy theo quy định của Luật Khám chữ bệnh chữa bệnh 2023, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024, thì việc thừa nhận chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do nước ngoài cấp thì cần tiến hành thủ tục gì? Mời quý bạn đọc tham khảo trong bài viết sau đây.

>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Thành lập công ty nước ngoài

ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỪA NHẬN GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ CỦA NƯỚC NGOÀI CẤP

Điều kiện thừa nhận Giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp
Điều kiện thừa nhận Giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 29 – Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì Giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được xem xét thừa nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây.

  1. Được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là bên ký kết;
  2. Giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài mà cơ quan, tổ chức đó được Bộ Y tế đánh giá để thừa nhận bao gồm các nội dung sau:
    • Đánh giá về hệ thống đào tạo;
    • Đánh giá về hệ thống, quy trình, thủ tục cấp giấy phép hành nghề và các quy định về chức danh, phạm vi hành nghề.
  3. Còn hiệu lực tại thời điểm đề nghị thừa nhận;
  4. Có thông tin về chức danh chuyên môn và chức danh đó phải tương đương với một trong các chức danh chuyên môn sau đây:
    • Bác sỹ;
    • Y sỹ;
    • Điều dưỡng;
    • Hộ sinh;
    • Kỹ thuật y;
    • Dinh dưỡng lâm sàng;
    • Cấp cứu viên ngoại viện;
    • Tâm lý lâm sàng.

==> Như vậy, chứng chỉ hành nghề được thừa nhận khi đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện trên.

QUY TRÌNH NỘP SƠ THỪA NHẬN GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH KỂ TỪ 01/01/2024

Quy trình thừa nhận Giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp
Quy trình thừa nhận Giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan 

Bước 2: Nộp hồ sơ công nhận văn bằng 

  • Bản sao văn bằng hoặc bản sao từ sổ gốc cấp văn bằng đề nghị công nhận kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt và bản sao văn bằng, chứng chỉ có liên quan trực tiếp;
  • Bản sao phụ lục văn bằng hoặc bảng kết quả học tập kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt;
  • Minh chứng thời gian học ở nước ngoài (nếu có);
  • Văn bản ủy quyền xác minh thông tin về văn bằng (nếu cơ sở giáo dục cấp bằng yêu cầu).

Lưu ý: Tài liệu nước ngoài cần phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang Tiếng Việt và công chứng bản dịch.

Bước 3: Nộp hồ sơ thừa nhận giấy phép hành nghề

Tài liệu cần cung cấp 

  • Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp;
  • Bản sao hợp lệ Giấy công nhận văn bằng do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.

Lưu ý: Các tài liệu được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được Hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.

Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Y Tế

Thời gian xử lý hồ sơ:

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời về việc thừa nhận hoặc không thừa nhận giấy phép hành nghề;
  • Trường hợp cần xác minh đối với việc đào tạo ở nước ngoài của người hành nghề thì thời hạn thừa nhận là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.

Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CÁ NHÂN ĐƯỢC THỪA NHẬN GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ

Người có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thừa nhận tại Việt Nam không phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại  Điều 23 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

Điều 23. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh

1. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:

a) Đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa;

b) Đã được cấp giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này.

2. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp;

b) Thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành;

c) Thời gian thực hành phù hợp với từng chức danh chuyên môn;

d) Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành, phải đăng ký danh sách người thực hành tại cơ sở trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy xác nhận việc thực hành cho người thực hành;

đ) Người hướng dẫn thực hành phải là người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành và phải chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của người thực hành trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm pháp luật;

e) Người thực hành phải tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành và phải tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của người bệnh.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM CHỮA BỆNH

Nghĩa vụ đối với người bệnh

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.

2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.

3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này.

4. Đổi xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.

5. Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp

1. Tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.

2. Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.

3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

4. Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

5. Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin và trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.

6. Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh hoặc vi phạm quy định của Luật này.

 Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp

1. Hợp tác với đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.

2. Tôn trọng danh dự và uy tín của đồng nghiệp.

Nghĩa vụ đối với xã hội

1. Tham gia cấp cứu, bảo vệ sức khỏe và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

2. Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.

3. Chấp hành quyết định luân phiên có thời hạn của cơ quan quản lý trực tiếp; quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền về việc tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người hành nghề đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, trừ trường hợp người đó tự nguyện;

b) Người hành nghề thuộc nhóm nguy cơ cao đối với các bệnh dịch và trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

Theo quy định tại Khoản 7 – Điều 38 – Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì cá nhân vi phạm quy định liên quan đến việc sử dụng chứng chỉ hành nghề sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu có các hành vi sau đây:

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

b) Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

c) Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;

d) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề;

đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

e) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;

g) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm e và g khoản 7 Điều này;

d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 7 Điều này;

đ) Người nước ngoài tái phạm hành vi quy định tại khoản 7 Điều này bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 và các điểm a, b, c, d, đ khoản 7 Điều này (nếu có);

c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ Khoản 7 Điều này.

 

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)