Thủ tục công nhận văn bằng của nước ngoài cấp

Công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam (sau đây gọi là công nhận văn bằng) là việc công nhận trình độ của người học được ghi trên văn bằng theo hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính và xác định mức độ tương đương với trình độ đào tạo quy định tại Khung trình độ Quốc gia Việt Nam.

Việt Luật sẽ gửi đến quý bạn đọc những thông tin quan trọng liên quan đến thủ tục này trong bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc tham khảo.

Quy định liên quan đến thủ tục công nhận văn bằng

ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN VĂN BẰNG (Kể từ ngày 12/06/2023)

Theo quy định tại Điều 4 – Nghị định 13/2021/TT-BGDDT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam thì người có văn bằng được công nhận khi chương trình giáo dục có thời gian học, nghiên cứu phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam và đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

  1. Chương trình giáo dục được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng tương ứng với hình thức đào tạo;
  2. Cơ sở giáo dục nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc đã được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng.

Đối với văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính (bao gồm cả Việt Nam) được công nhận khi:

  • Cơ sở giáo dục đó được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của hai nước cho phép mở phân hiệu;
  • cho phép đào tạo hoặc phê duyệt việc hợp tác, liên kết đào tạo; thực hiện hoạt động đào tạo theo giấy phép đồng thời đáp ứng quy định ở trên.

Đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến được công nhận khi đáp ứng khoản 1 bên trên và một trong hai điều kiện sau:

  • Chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo tại Việt Nam khi người học lưu trú và học tập tại Việt Nam;
  • Chương trình đào tạo được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi tổ chức đào tạo cấp phép khi người học lưu trú và học tập tại nước đó.

THẨM QUYỀN CÔNG NHẬN VĂN BẰNG

  1. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
  2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VĂN BẰNG (kể từ 12/06/2023)

Thủ tục công nhận văn bằng

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Quý khách hàng chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Bản sao văn bằng hoặc bản sao từ sổ gốc cấp văn bằng đề nghị công nhận kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt và bản sao văn bằng, chứng chỉ có liên quan trực tiếp;
  • Bản sao phụ lục văn bằng hoặc bảng kết quả học tập kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt;
  • Minh chứng thời gian học ở nước ngoài (nếu có);
  • Văn bản ủy quyền xác minh thông tin về văn bằng (nếu cơ sở giáo dục cấp bằng yêu cầu).

Lưu ý: Tài liệu nước ngoài cần phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang Tiếng Việt và công chứng bản dịch.

Bước 2: Nộp hồ sơ online 

Người đề nghị công nhận văn bằng cung cấp các thông tin về văn bằng quy định tại Phụ lục I Thông tư này tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo.

=> Kết quả là tờ khai điện tử, in ra, ký tên

Bước 3: Nộp lệ phí

Chuyển khoản phí vào tài khoản của Trung tâm Công nhận văn bằng:

+ Số TK người hưởng: 0971000368368

+ Tên người hưởng: Trung tâm Công nhận văn bằng

+ Ngân hàng người hưởng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Nam Hà Nội.

Khi làm thủ tục chuyển khoản, lưu ý mục “Nội dung chuyển tiền” của giấy nộp tiền để chuyển khoản cần ghi đầy đủ thông tin: “phí CNVB cho ông/bà: <tên người có văn bằng cần công nhận>, <mã nộp hồ sơ>”.

  • Mức phí 500.000 đồng/01 văn bằng đối với các loại văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở nước ngoài (gồm hình thức du học toàn phần; du học bán phần; liên kết đào tạo giai đoạn cuối học tập ở nước ngoài);
  • Mức phí 250.000 đồng/01 văn bằng đối với các loại văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học tập tại Việt Nam (gồm có liên kết đào tạo học hoàn toàn tại Việt Nam; học giai đoạn 2 tại Việt Nam; hoặc cơ sở giáo dục nước ngoài đặt chi nhánh (campus) tại Việt Nam giống RMIT Việt Nam).

Lưu ý: Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trung tâm không hoàn tiền.

Bước 4: Nộp hồ sơ bản sao y chứng thực bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp 

Sau 7 ngày từ khi hoàn thành tờ khai điện tử, nếu người có văn bằng không gửi bản cứng hồ sơ (thành phần hồ sơ xem chi tiết dưới đây) tới Trung tâm CNVB thì hệ thống sẽ tự động hủy thông tin đã kê khai

Địa chỉ nộp đường bưu điện:

Trung tâm Công nhận văn bằng, Cục Quản lý chất lượng

Địa chỉ: Tầng 1 (phòng 101), Nhà 8C, 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Email: [email protected],     ĐT: 0243.868.4996 – Ext/Máy lẻ: 1

Website chính thức: https://naric.edu.vn 

Lưu ý:

  • Chỉ gửi các bản sao công chứng (tiếng nước ngoài thì công chứng dịch);
  • Kèm biên lai đã đóng tiền ở Bước 3;
  • Sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự hướng dẫn.

Bước 5: Việt Luật thay mặt khách hàng nhận kế quả tại Trung tâm công nhận văn bằng – Cục quản lý chất lượng

Thời gian xử lý: 20 -30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

Tham khảo thêm thủ tục thành lập công ty mới nhất tại Thành lập công ty trọn gói – Theo quy định mới nhất

Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)