Điều kiện, thủ tục thành lập công ty xuất khẩu thủy sản

Ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào GDP và xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng. Do đó, các công ty xuất khẩu thủy sản đang ngày càng nhiều, vậy điều kiện, thủ tục kinh doanh thủy sản, xuất khẩu thủy sản như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Những điều cần biết khi xuất khẩu thủy sản, sản phẩm từ thủy sản
Những điều cần biết khi xuất khẩu thủy sản, sản phẩm từ thủy sản

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Thủy sản 2017;
  • Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

ĐIỀU KIỆN XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Theo quy định tại Điều 98 – Luật Thủy sản 2017 thì điều kiện xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản là:

  • Tổ chức, cá nhân xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu;
  • Không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;
  • Có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;
  • Có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc không đáp ứng điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Các trường hợp xuất khẩu hải sản nằm ngoài các trường hợp trên thì phải xin giấy xuất khẩu hải sản.

Theo Điểm 2 Công văn 5665/TCHQ-GSQL năm 2021 hướng dẫn về thủy sản xuất khẩu như sau:

2. Đối với thủy sản xuất khẩu

– Các loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước CITES xuất khẩu vì mục đích thương mại phải có giấy phép CITES theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP .

– Kiểm soát chặt chẽ các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài được phép xuất khẩu có điều kiện. Các trường hợp thuộc Danh mục nêu trên xuất khẩu vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế phải có giấy phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.”

Như vậy, tùy thuộc vào loại thủy sản xuất khẩu nếu thủy sản xuất khẩu thuộc danh mục “Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện” ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì phải xin giấy phép xuất khẩu loài thủy sản theo quy định.

Còn trường hợp nếu loài thủy sản xuất khẩu thuộc các loài thủy sản tại Phụ lục Công ước CITES xuất khẩu vì mục đích thương mại thì phải có thêm giấy phép CITES để xuất khẩu.

Nếu loài thủy sản không thuộc danh mục nêu trên thì khi xuất khẩu mình chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục tục hải quan xuất khẩu bình thường theo quy định hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC không phải xin giấy phép xuất khẩu.

NHỮNG LƯU Ý KHI BẢO QUẢN HÀNG THỦY SẢN TRƯỚC KHI XUẤT KHẨU

Để hàng hóa đến nơi an toàn, nguyên vẹn, doanh nghiệp cần thận trọng trong khâu đóng gói thủy sản. 

  • Thủy sản tươi sống: Đựng thủy sản tươi sống vào trong các thùng xốp, dưới đáy thùng đặt đá khô để giữ độ tươi hoặc sử dụng thùng carton chuyên dụng cho thủy sản, có khả năng chống thấm nước giúp bảo quản một cách tốt nhất. 
  • Thủy sản đông lạnh: Thủy sản được bọc trong túi nilon hoặc đặt trong thùng xốp. Nhiệt độ bảo quản trong khoảng -20 độ C là ổn định. 

Doanh nghiệp cần phải canh chuẩn xác thời gian hạ container để tránh phát sinh thêm các chi phí ở cảng. 

Đảm bảo chất lượng hàng hóa trước khi xuất khẩu được bảo toàn một cách nguyên vẹn với chất lượng không đổi và đạt lợi nhuận tối ưu nhất. 

Lưu ý về tỷ lệ khối lượng mạ băng với thủy sản/sản phẩm thủy sản đông lạnh (dưới 5%); giáp xác được cắt/lột vỏ và sản phẩm chế biến từ nó đông lạnh (dưới 7%); giáp xác/sản phẩm từ giáp xác nguyên con đông lạnh (dưới 14%); thủy sản/sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng khác (dưới 8%).

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Thành lập công ty
Dịch vụ thành lập công ty của Việt Luật

Bước 1: Việt Luật tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan

Bước 2: Đăng ký thành lập công ty có chức năng kinh doanh thủy sản, xuất khẩu thủy sản

Thông tin cần chuẩn bị

  1. Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH (một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên); cổ phần
  2. Tên doanh nghiệp: Việt Luật hỗ trợ tra cứu miễn phí (Tham khảo thêm Cách đặt tên Doanh nghiệp mới nhất)
  3. Trụ sở công ty: có đầy đủ số nhà, 4 cấp hành chính, có số điện thoại liên lạc
  4. Vốn điều lệ: đăng ký theo khả năng tài chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông (Tham khảo thêm Vốn điều lệ công ty – Những điều cần biết)
  5. Ngành nghề kinh doanh, tham khảo các mã ngành kinh doanh thủy sản, xuất khẩu thủy sản dưới đây:
STT Tên ngành Mã ngành
1 Khai thác thủy sản biển 0311
2 Khai thác thủy sản nội địa 0312
3 Nuôi trồng thủy sản biển 0321
4 Nuôi trồng thủy sản nội địa 0322
5 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản 1020
6 Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn 1075
7 Bán buôn thực phẩm

Chi tiết: Bán buôn thủy sản

4632
8 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

Chi tiết: Bán lẻ thủy sản

4722

Tài liệu cần chuẩn bị

  1. Đối với cá nhân là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc là người đại diện theo pháp luật
    • Căn cước công dân;
    • Hộ chiếu.
  2. Đối với tổ chức là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
    • Giấy tờ pháp lý;
    • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền
  3. Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thành lập và hướng dẫn khách ký tên

Dịch vụ của Việt Luật
Dịch vụ của Việt Luật

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH MTV (Phụ lục I-2);
  • Điều lệ công ty.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Phụ lục I-3);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (Phụ lục I-6)

Đối với công ty cổ phần:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần (Phụ lục I-4);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7)

Lưu ý:

  • Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức => Bổ sung thêm 2 văn bản sau:
    • Văn bản ủy quyền phần vốn góp;
    • Danh sách đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10).
  • Trường hợp người đại diện theo pháp luật không nộp hồ sơ => Bổ sung thêm “Giấy ủy quyền”.

Nộp trực tuyến tại  Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Bàn giao kết quả cho khách hàng

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật thông tin của doanh nghiệp lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp

Bước 5: Làm con dấu

Việt Luật đặt con dấu cho quý khách hàng, thông tin trên con dấu bao gồm tên công ty, mã số thuế, thành phố…

Bước 6: Làm những việc sau khi có Giấy phép

1. Treo bảng hiệu

Việt Luật hỗ trợ làm con dấu và bảng hiệu theo nhu cầu của khách hàng.

2. Đăng ký mua chữ ký số điện tử (Token)

Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.

=> Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng.

3. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Sau khi thành lập, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý của doanh nghiệp.

4. Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản giao dịch) và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế

Sau khi mở tài khoản ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng để gửi thông tin chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử.

Thông báo số tài khoản ngân hàng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.

5. Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

  • Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
  • Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.

=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.

7. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

8. Theo dõi và nộp lệ phí môn bài hằng năm

Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Quy trình xuất khẩu thủy sản

Bước 1: Kiểm tra mặt hàng thủy sản xuất khẩu – Xác định mã HS của thủy sản

Trước khi tiến hành xuất khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra mặt hàng thủy sản của mình có nằm trong danh mục được cho phép xuất khẩu hay không.

Doanh nghiệp cần xác định mã HS của mặt hàng thủy sản. Điều này giúp phân loại hàng hóa và cơ quan hải quan dựa vào đó để áp mức thuế suất phù hợp.

Để tra mã HS nhanh chóng, doanh nghiệp có thể sử dụng website chính thức của Hải quan Việt Nam để xác định mã HS chính xác.

Bước 2: Đăng ký kiểm dịch động vật cho lô hàng

Khi xuất khẩu thủy sản đông lạnh hay tươi sống đều cần phải có chứng nhận kiểm dịch Health Certificate (HC). Cách đăng ký kiểm dịch như sau:

Chuẩn bị hồ sơ

Thủy sản đông lạnh:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch.
  • Yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có).
  • Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).

Thủy sản tươi sống:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch.
  • Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản với loài có tên trong danh mục loại thủy sản xuất khẩu có điều kiện hoặc thủy sản cấm xuất khẩu. 
  • Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam với thủy sản/sản phẩm thủy sản thuộc  danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của Việt Nam hoặc tại Phụ lục của CITES.
  • Yêu cầu về chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
  • Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
  • Các tài liệu khác như giấy chứng nhận vùng, chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh nơi nuôi thủy sản (nếu có),…

Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Cục Thú y. Các cán bộ sẽ tiến hành kiểm tra cẩn thận hàng hóa bằng cách kiểm tra số lượng, chủng loại, lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm,…

Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu

Đơn vị cần tiến hành chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để xuất khẩu lô hàng thủy sản. Các chứng từ xuất khẩu bắt buộc gồm có:

  • Hợp đồng thương mại (Sales contract)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Vận đơn
  • Tờ khai hải quan (nhận được sau khi đã truyền tờ khai thành công)
  • Các giấy tờ liên quan khác

Riêng đối với mặt hàng thủy sản, ngoài những chứng từ thông thường, chủ hàng cần tiến hành đăng ký kiểm dịch động vật trước khi xuất khẩu.

Bước 4: Tiến hành thực hiện thủ tục khai báo hải quan

Các giấy tờ cần thiết khi khai báo hải quan gồm:

  • Hóa đơn (Invoice). 
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list). 
  • Chứng nhận xuất xứ (CO).
  • Chứng nhận kiểm dịch (HC).
  • Tờ cân.
  • Tờ khai báo hải quan.

Sau khi chuẩn bị hoàn tất chứng từ, chủ hàng cần tiến hành khai báo hải quan điện tử.

Lưu ý, người khai báo hải quan cần điền đầy đủ thông tin của mặt hàng xuất khẩu khi kê khai, tránh trường hợp sai sót vì sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa.

Nếu chưa có kinh nghiệm, chủ lô hàng cần sử dụng dịch vụ đại lý thủ tục hải quan bên ngoài để giúp quá trình khai báo được diễn ra an toàn và nhanh chóng, đồng thời tránh được các rủi ro không đáng có.

Khi đã khai báo hoàn tất và tờ khai đã được truyền đi, hệ thống sẽ cấp số tự động nếu các thông tin chính xác và đầy đủ. Phía nhập khẩu cần xác nhận lại các thông tin để chắc chắn không có lỗi sai sót.

Nộp thuế và các giấy tờ cần thiết tại chi cục hải quan như đã khai báo trên tờ khai. 

Bước 5: Hoàn tất quá trình thông quan

Khi các hồ sơ được hải quan phê duyệt, nộp lại cho hãng tàu để hoàn tất quá trình thông quan. Sau khi hoàn tất các bước trên, doanh nghiệp đã hoàn tất quá trình thông quan xuất khẩu mặt hàng thủy sản.

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)