Bán hàng online có cần đóng thuế không?

Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, việc bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok…) đã trở thành một xu hướng không thể phủ nhận của nền kinh tế hiện đại. Với sự tiện lợi và linh hoạt trong mua sắm, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chuyển sang mua sắm trực tuyến thay vì đến các cửa hàng truyền thống. Đồng thời, việc bán hàng online cũng mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho các cá nhân, doanh nghiệp, giúp họ tiết kiệm chi phí vận hành và tiếp cận được đến một lượng khách hàng rộng lớn hơn. Câu hỏi được đặt ra ở đây là bán hàng online có cần đóng thuế không?
Việt Luật xin mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Các loại thuế cần nộp khi kinh doanh online

BÁN HÀNG ONLINE ĐƯỢC TÍNH THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP GÌ?

Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế là theo từng lần phát sinh.

Trường hợp 1: Cá nhân bán hàng online sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ

Do đó, phương pháp tính thuế tại trường hợp này là được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

Trường hợp 2: Cá nhân bán hàng online không xác định được doanh thu tính thuế khoán

Hộ kinh doanh, cá nhân không xác định được doanh thu tính thuế hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.

Cơ sở pháp lý:  Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC

“Điều 6. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh

1. Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định. Kinh doanh không thường xuyên được xác định tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn phương pháp khai thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này. Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi hoặc địa điểm tương tự khác.

2. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh bao gồm:

a) Cá nhân kinh doanh lưu động;

b) Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân;

c) Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;

d) Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

3. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán, nhưng phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.

4. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thực hiện khai thuế khi có phát sinh doanh thu chịu thuế.”

CÁC LOẠI THUẾ PHẢI NỘP KHI BÁN HÀNG ONLINE

Theo quy định tại Điều 4 – Thông tư 40/2021/TT-BTC, Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 302/2016/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh online có doanh thu từ 100 triệu/năm trở lên thì phải nộp các loại thuế sau:

  • Thuế GTGT
  • Thuế TNCN
  • Lệ phí môn bài

Cụ thể:

Điều 4. Nguyên tắc tính thuế

1. Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.”

 

Điều 2. Người nộp lệ phí môn bài

Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).

7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

LỆ PHÍ MÔN BÀI, TỶ LỆ TÍNH THUẾ GTGT, THUẾ TNCN TRÊN DOANH THU KHI BÁN HÀNG HÀNG ONLINE 

Phụ lục 1

Bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa cho nên tỷ lệ thuế được áp dụng tại Mục 1 – Phụ lục I – Thông tư 40/2021/TT-BTC.

  • Tỷ lệ GTGT: 1%
  • Tỷ lệ TNCN: 0,5%

Căn cứ tính thuế:

Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 1%

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 0,5%

Lệ phí môn bài:

Doanh thu bình quân/năm Mức lệ phí môn bài cả năm
Trên 500 triệu 1.000.000 đồng/năm
Trên 300 triệu – 500 triệu 500.000 đồng/năm
Trên 100 triệu – 100 triệu 300.000 đồng/năm

Lưu ý:

  • Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên;
  • Cá nhân, hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí môn bài khi có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

Tổng số thuế cần nộp nếu doanh thu trên 100 triệu/năm = (Doanh thu * 1,5%) + Lệ phí môn bài

Dịch vụ khai thuế

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH KHI CHẬM KÊ KHAI THUẾ

Theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo đó:

  • Vi phạm hành chính với số thuế từ 100 triệu đồng trở lên hoặc giá trị hàng hóa từ 500 triệu đồng trở lên được xác định là vi phạm hành chính về thuế có quy mô lớn;
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 1 – 30 ngày sẽ bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng. Nếu chậm nộp từ trên 30 ngày, mức xử phạt từ 5 – 15 triệu đồng;
  • Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế quá 90 ngày thuộc hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra hoặc trước khi lập biên bản thì không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng bị xử phạt với mức tiền phạt từ 15 – 25 triệu đồng.

Hộ cá nhân, cá nhân kinh doanh online nên tự giác khai thuế vì mới đây 258 sàn thương mại điện tử đã cung cấp thông tin cho cơ quan thuế dữ liệu 53.000 người bán hàng online và nhiều trường hợp đã bị cơ quan thuế mời lên làm việc và bị phạt vì không khai báo thuế.

NGHĨA VỤ KÊ KHAI THUẾ

  • Nghĩa vụ kê khai thuế phát sinh hằng tháng, ngay khi có doanh thu, kê khai bình thường dù doanh thu có bao nhiêu đi nữa.
  • Nếu cuối năm, tổng doanh mà cá nhân kinh doanh online trên tất cả các sàn giao dịch điện tử dưới 100 triệu thì các bạn có thể xin HOÀN THUẾ.

Bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “Bán hàng online có cần đóng thuế không?”.

Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Quý khách tham khảo thêm: Cách tính thuế khi cho thuê nhà và kê khai thuế quan mạng

 

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)