Góp vốn thành lập công ty bằng quyền sử dụng đất

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp mà thay vì góp tiền mặt, các thành viên góp vào doanh nghiệp quyền sử dụng một phần đất mà họ đang sở hữu. Quyền sử dụng đất này sẽ được xem như một phần vốn góp của thành viên đó trong công ty. Vậy thủ tục thành công ty như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: 

TÀI LIỆU CẦN CUNG CẤP KHI THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Thành lập công ty bằng quyền sử dụng đất
Thành lập công ty bằng quyền sử dụng đất

Đối với cá nhân là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc là người đại diện theo pháp luật

  • Căn cước công dân;
  • Hộ chiếu.

Đối với tổ chức là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông

  • Giấy tờ pháp lý (Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
  • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền

Giấy chứng quyền sử dụng đất

Lưu ý:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân phải còn thời hạn là bản sao y công chứng;
  • Cung cấp số điện thoại của công ty (lưu ý, nên sử dụng số điện thoại ít sử dụng vì có thể sẽ bị làm phiền bởi quảng cáo, dễ bị lừa đảo);
  • Hợp đồng thuê, giấy tờ liên quan đến trụ sở sẽ được lưu lại công ty để nếu cơ quan thuế kiểm tra thì tránh bị phạt, thủ thành lập không yêu cầu cung cấp.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Dịch vụ Việt Luật
Dịch vụ Việt Luật

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Các thành viên/cổ công họp định giá tài sản

Bước 3: Soạn hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (Phụ lục I-2)
  • Điều lệ công ty
  • Danh mục tài sản
  • Biên bản đánh giá tài sản

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (Phụ lục I-3)
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên
  • Danh mục tài sản
  • Biên bản thỏa thuận đánh giá tài sản

Đối với công ty cổ phần

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (Phụ lục I-4)
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập
  • Biên bản thỏa thuận đánh giá tài sản

Lưu ý: Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông là tổ chức thì danh sách hồ sơ cần thêm các tài liệu sau:

  • Danh sách người đại diện theo pháp luật/ủy quyền (Phụ lục I-10)
  • Văn bản ủy quyền trường hợp người đại diện theo ủy quyền.

Bước 4: Nộp hồ sơ cho Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư

  • Việt Luật thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan có thẩm quyền nếu phát sinh vấn đề.
  • Hồ sơ sẽ được trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
  • Hoặc bạn có thể tự tạo tài khoản và nộp hồ sơ theo hướng dẫn bên dưới bài viết này.

Bước 5: Nộp tiền bố cáo

Bố cáo thành lập doanh nghiệp là thủ tục, là hình thức giới thiệu doanh nghiệp với công chúng

Theo quy định tại Tông tư 47/2019/ TT-BTC lệ phí công bố thông tin là 100.000 đồng/lần.

Nếu doanh nghiệp không đăng bố cáo thì có thể bị phạt hành chính theo quy định dưới đây.

Theo Mục 1 điều 45 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  2. Thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định.

Bước 6: Nhận kết quả

Sau thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu bên dướiGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 7: Đăng bố cáo doanh nghiệp

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thay mặt bạn đăng bố cáo trong trường hợp bạn đã nộp lệ phí đăng bố cáo nếu hồ sơ được chấp thuận.

Bước 8: Đặt con dấu

Trong thời gian đợi kết quả, bạn có thể thiết kế logo hoặc mẫu dấu mà bạn thích, sau khi nhận được Giấy phép, Việt Luật sẽ hỗ trợ bạn đặt con dấu. Thông tin trên con dấu nên có (Vì Luật không quy định cụ thể):

  • Tên công ty
  • Mã số thuế
  • Quận, Thành phố
  • Logo (nếu có)

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng. Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

NHỮNG NỘI DUNG BẮT BUỘC CÓ TRONG BIÊN BẢN THỎA THUẬN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN

Theo kinh nghiệm của Việt Luật, trường hợp thành lập công ty bằng quyền sử dụng đất thì biên bản thỏa thuận định giá tài sản góp vốn nên có các thông tin sau:

  1. Thành phần tham dự
  2. Tài sản định giá
  3. Tài liệu đính kèm
  4. Nguyên tắc định giá
  5. Nội dung công việc định giá
  6. Giá trị tài sản góp vốn
  7. Cam kết của các bên

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

5/5 - (2 bình chọn)