Thị trường ô tô Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ vì dân số đông và trẻ trung, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng; Nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng cao, đặc biệt là ô tô giá rẻ và phù hợp với điều kiện giao thông tại Việt Nam. Ngoài ra, Chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp ô tô. Mở xưởng sản xuất, lắp ráp xe ô tô tại Việt Nam tiềm năng nhưng cũng có nhiều thách thức. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố thị trường, tài chính, công nghệ, nhân lực… trước khi quyết định đầu tư. Vậy điều kiện và thủ tục mở công ty sản xuất, lắp ráp xe ô tô cần lưu ý những điểm gì? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ
Theo quy định tại Điều 7 – Nghị định 116/2017/NĐ-CP thì
Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ
Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp có chức năng lắp ráp ô tô
Mã ngành tham khảo
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1 | Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác
Chi tiết: – Sản xuất, lắp ráp ô tô tải từ 0,5 tấn đến 5 tấn; – Sản xuất, lắp ráp xe chuyên dụng: xe téc dầu, xe ép rác, dơ mác, tặc phọoc, xe đầu kéo; – Sản xuất xe động cơ thương mại như: xe tải từ 5 tấn đến 80 tấn, xe kéo trên đường cho xe bán rơ moóc, v.v (không bao gồm dịch vụ thiết kế các phương tiện giao thông vận tải); – Sản xuất, lắp ráp xe khách từ 16 đến 75 chỗ ngồi; – Sản xuất, lắp ráp xe ô tô du lịch từ 4 đến 16 chỗ ngồi; – Sản xuất, lắp ráp động cơ diezen đến 380 sức ngựa; – Sản xuất se buýt, xe buýt điện và xe buýt đường dài; – Sản xuất xe có động cơ; sản xuất gầm xe có động cơ; – Tái sản xuất xe có động cơ (cải tạo, đóng mới xe ô tô các loại, không bao gồm dịch vụ thiết kế các phương tiện vận tải) |
2910 |
Thông tin cần cung cấp:
Tài liệu cần cung cấp:
- Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là cá nhân:
- Bản sao y CCCD/Hộ chiếu
- Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức:
- Bản sao y Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập;
- Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
Thông tin cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp
- Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH (một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên); cổ phần
- Tên doanh nghiệp: Việt Luật hỗ trợ tra cứu miễn phí (Tham khảo thêm Cách đặt tên Doanh nghiệp mới nhất)
- Trụ sở công ty: có đầy đủ số nhà, 4 cấp hành chính, có số điện thoại liên lạc
- Vốn điều lệ: đăng ký theo khả năng tài chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông (Tham khảo thêm Vốn điều lệ công ty – Những điều cần biết)
Thành phần hồ sơ
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH MTV (Phụ lục I-2);
- Điều lệ công ty.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Phụ lục I-3);
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên (Phụ lục I-6)
Đối với công ty cổ phần:
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần (Phụ lục I-4);
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7)
Đối với công ty hợp danh
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên công ty hợp danh;
Đối với doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.
Lưu ý:
Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức => Bổ sung thêm 2 văn bản sau:
- Văn bản ủy quyền phần vốn góp;
- Danh sách đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10).
Trường hợp người đại diện theo pháp luật không nộp hồ sơ => Bổ sung thêm “Giấy ủy quyền”.
Bước 3: Thực hiện những việc sau khi có Giấy phép
1. Treo bảng hiệu
Việt Luật hỗ trợ làm con dấu và bảng hiệu theo nhu cầu của khách hàng.
2. Đăng ký mua chữ ký số điện tử (Token)
Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.
=> Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng.
3. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Sau khi thành lập, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý của doanh nghiệp.
4. Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản giao dịch) và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế
Sau khi mở tài khoản ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng để gửi thông tin chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử.
Thông báo số tài khoản ngân hàng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.
5. Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
- Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
- Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.
=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.
7. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
8. Theo dõi và nộp lệ phí môn bài hằng năm
Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:
Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 đồng/năm |
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 đồng/năm |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 đồng/năm |
Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.
Bước 4: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Cơ quan có thẩm quyền:
Bộ Công Thương
Tài liệu cần cung cấp:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;
- Danh mục các thiết bị dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô đồng bộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định này: 01 bản sao;
- Hồ sơ thuyết minh và thiết kế mặt bằng khu vực sản xuất và nhà xưởng: 01 bản sao;
- Hồ sơ thuyết minh và thiết kế đường thử ô tô: 01 bản sao;
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện.
Thời gian xử lý:
- Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cụ thể thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.
- Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá chưa đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, Bộ Công Thương thông báo để doanh nghiệp hoàn thiện;
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:
Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)
Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]