Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài năm 2024

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 31/12/2022, Việt Nam đã có 1.399 dự án đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực, với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 17,4 tỷ USD. Trong đó, có 119 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 9,2 tỷ USD, chiếm gần 53,1% tổng vốn đầu tư cả nước. Vậy các trường hợp nào cần chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài? Thủ tục chấm dứt ra sao? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Theo quy định tại Điều 64 – Luật Đầu tư 2020 thì các trường hợp dưới đây phải chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

  1. Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
  2. Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  3. Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
  4. Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
  5. Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
  6. Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  7. Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.

Lưu ý: Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

THỦ TỤC CHẤM DỨT DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 

Dịch vụ của Việt Luật

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định 

Bước 2: Soạn hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên

Theo quy định tại Điều 87 – Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư thì thành phần hồ sơ chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Bản gốc các Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã cấp;
  • Tài liệu chứng minh nhà đầu tư đã hoàn thành việc kết thúc, thanh lý dự án và chuyển toàn bộ tiền, tài sản, các khoản thu từ kết thúc, thanh lý dự án về nước theo quy định tại Điều 86 của Nghị định này;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư (Hộ chiếu đối với cá nhân, giấy tờ pháp lý đối với tổ chức).

Bước 3: Nộp hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  • Hồ sơ được đóng thành tập gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình giao dịch ngoại hối của nhà đầu tư; việc chấp hành quy định của pháp luật về ngoại hối của nhà đầu tư, các vi phạm và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền (nếu có).

Lưu ý: Trường hợp chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài do Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài => trước khi thực hiện việc chuyển toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài và chấm dứt dự án, nhà đầu tư phải thông báo với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gửi nhà đầu tư, đồng thời sao gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính hoặc đăng ký thường trú, cơ quan thuế nơi xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu của nhà đầu tư.

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH KHI VI PHẠM VIỆC CHẤM DỨT DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Theo quy định tại Điểm đ – Khoản 2 – Điều 21 – Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì việc Nhà đầu tư không thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp pháp luật quy định phải chấm dứt có thể sẽ bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lập hồ sơ không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

b) Dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài nhưng không thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó;

c) Nhà đầu tư Việt Nam dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của mình tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài nhưng không thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định;

d) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp pháp luật quy định phải điều chỉnh;

đ) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp pháp luật quy định phải chấm dứt;

e) Nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sau khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam trong trường hợp nhà đầu tư Việt Nam dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

d) Buộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

5/5 - (1 bình chọn)