Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được lập ra nhằm mục đích là văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện. Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây, văn phòng đại diện sẽ tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện hay còn gọi là giải thể văn phòng đại diện.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài
TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN (áp dụng từ 01/04/2024)
Cơ sở pháp lý:
Nội dung:
Văn phòng đại diên chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
- Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài;
- Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động;
- Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép nhưng không đề nghị gia hạn;
- Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép nhưng không được cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn;
- Bị thu hồi Giấy phép:
- Không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép;
- Không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong 02 năm liên tiếp;
- Không gửi báo cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định này tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- Trường hợp khác theo quy định pháp luật.
- Thương nhân nước ngoài không còn đáp ứng đủ điều kiện như ban đầu đăng ký thành lập.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Bước 1: Hoàn tất nghĩa vụ về thuế
Tài liệu cần cung cấp:
- Tất cả chứng từ kế toán của Văn phòng. (Bao gồm Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, quyết toán và các chứng từ khác có liên quan).
- Chứng từ chứng minh đã nộp thuế thu nhập cá nhân
- Sao kê ngân hàng
- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (Bản sao y chứng thực).
Thời gian thực hiện: 06 -12 tháng.
(Thời gian xử lý phụ thuộc vào nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân của người lao động trước đó).
Bước 2: Hoàn tất nghĩa vụ về bảo hiểm
Tài liệu cần cung cấp:
- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (Bản sao y chứng thực)
- Thông tin về người lao động.
- Mã đơn vị
- Tài liệu chứng minh đã đóng tiền bảo hiểm.
Thời gian thực hiện: 25 – 30 ngày làm việc
Lưu ý: Phí dịch vụ trên áp dụng cho Văn phòng đại diện có dưới 06 lao động.
Bước 3: Trả con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu cho Công an nơi cấp con dấu.
Tài liệu cần cung cấp:
- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (Bản sao y chứng thực)
- Con dấu
- Giấy chứng nhận mẫu dấu.
Thời gian thực hiện: 07 ngày làm việc
Bước 4: Thực hiện hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng tại Sở Công Thương/Ban Quản lý Khu Chế Xuất và Công Nghiệp
Tài liệu cần cung cấp:
- Bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
- Thông báo của Cục thuế về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân (tính đến thời điểm đóng cửa) của Văn phòng.
- Chứng từ thanh toán bảo hiểm xã hội và chế độ đối với lao động Việt Nam làm việc tại Văn phòng.
- Biên bản thanh lý hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện.
- Giấy chứng nhận của công an về việc văn phòng đại diện đã nộp con dấu.
- Hãng Luật Minh Mẫn sẽ chuẩn bị các tài liệu còn lại.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện;
- Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
- Bn sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
- Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Thời gian: 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
Quý khách có thể tham khảo thủ tục tại Bộ Công Thương
NGHĨA VỤ CÓ LIÊN QUAN KHI CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
- Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện phải niêm yết công khai về việc chấm dứt hoạt động tại trụ sở của Văn phòng đại diện và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật;
- Thương nhân nước ngoài có Văn phòng đại diện đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không thực hiện niêm yết công khai theo quy định thì sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng
Hoặc tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm dứt hoạt động thì sẽ bị phạt từ 60 triệu đến 100 triệu theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Điều 67. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng đại diện)
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định khi chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;
Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]