Đầu tư ra nước ngoài là thủ tục nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc đầu tư ra nước ngoài cũng đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận và kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Trong bối cảnh này, nhu cầu kinh doanh khi đầu tư ra nước ngoài là không thể thiếu và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Năm bắt được nhu cầu đó, Việt Luật xin gửi đến quý khách hàng bài viết dưới đây, mời quý khách hàng tham khảo thủ tục đầu tư ra nước ngoài.
A. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Theo quy định tại Điều 52 – Luật Đầu tư 2020, các hình thức đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
- Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
B. NGÀNH, NGHỀ ĐĂNG KÝ KHI ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
-
Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 53 – Luật Đầu tư 2020, bao gồm:
- Kinh doanh các chất ma túy tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
- Các ngành nghề cấm kinh doanh theo Điều ước quốc tế;
- Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
-
Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện được quy định tại Điều 54 – Luật Đầu tư 2020, bao gồm:
- Ngân hàng;
- Bảo hiểm;
- Chứng khoán;
- Báo chí, phát thanh, truyền hình;
- Kinh doanh bất động sản.
C. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Theo quy định tại Điều 60 – Luật Đầu tư 2020, điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài là:
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp Luật Đầu tư 2020, phù hợp với Luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư;
- Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh đã được nêu ở trên;
- Phải đảm bảo đủ điều kiện nếu ngành, nghề có điều kiện;
- Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép;
- Có quyết định đầu tư ra nước ngoài;
- Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
D. THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Việt Luật tư vấn và Nhà đầu tư cần chuẩn bị các thông tin sau:
- Tên dự án đầu tư/ Tên công ty tại nước ngoài;
- Thông tin địa điểm thực hiện dự án tại nước ngoài;
- Ngành nghề kinh doanh tại nước ngoài;
- Thông tin đối tác tại nước ngoài;
- Thông tin vốn đầu tư ra nước ngoài.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ, thành phần hồ sơ bao gồm
- Văn bản đầu tư ra nước ngoài;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng;
- Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư;
- Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư (thời điểm xác nhận không quá 3 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư);
- Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài.
Lưu ý:
- Tất cả các tài liệu phải được sao y chứng thực;
- Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cơ quan xử lý: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện
Thời gian xử lý:
45 – 60 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật)
Bước 3: Mở tài khoản vốn đầu tư
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép.
Bước 4: Đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng nhà nước
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại Bước 2, thì Nhà đầu tư đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng nhà nước về nhà đầu tư, vốn đầu tư, tài khoản vốn đầu tư mở tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài và tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 9 – Thông tư 12/2016/TT-NHNN hướng dẫn quản lý ngoại hối hoạt động đầu tư ra nước ngoài, thì thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 01);
- Bản sao y Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
- Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của nhà đầu tư về tính chính xác của bản sao và bản dịch) văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ;
- Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với trường hợp đã chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
Hình thức nộp hồ sơ:
- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước (trừ trường hợp nhà đầu tư là tổ chức tín dụng);
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước (đối với nhà đầu tư là tổ chức tín dụng) hoặc tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với nhà đầu tư không phải là tổ chức tín dụng);
- Nộp bằng đường bưu điện.
Thời gian xử lý:
Trong vòng 15 ngày làm việc nếu nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 5: Báo cáo tình hình chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Theo quy định tại Điều 25 – Thông tư 12/2016/TT-NHNN, thì:
Định kỳ hằng quý (chậm nhất vào ngày 5 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo), nhà đầu tư phải báo cáo tình hình thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục 05) cho từng dự án đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trụ sở chính hoặc nơi nhà đầu tư là cá nhân đăng ký thường trú hoặc nơi nhà đầu tư khác đăng ký kinh doanh.
Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]