Thủ tục thành lập trường mầm non tư thục năm 2024

Hiện nay, tình trạng nhập học ở các trường công lập đang có tỉ lệ chọi khá cao vì liên quan đến tình hình thường trú, tạm trú, cho nên, nhu cầu mở trường mầm non tư thục ngày càng được phát triển vì nó là hệ thống giáo dục phù hợp cho mọi tầng lớp trong xã hội, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình… Bài viết dưới đây là những quy định liên quan đến việc mở trường mầm non, Việt Luật mời quý bạn đọc tham khảo.

điều kiện thành lập trường mầm non tư thục

A. Điều kiện thành lập trường mầm non tư thục kể từ 20/11/2024

Được quy định tại Điều 3 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, điều kiện thành lập trường mầm non tư thục là:

  1. Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.
  2. Đề án xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục mầm non; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường mầm non.

B. Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục kể từ 20/11/2024

Được quy định tại Điều 5 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục như sau:

  1. Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    • Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ em theo quy định.
  2. Có chương trình giáo dục, tài liệu, học liệu đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động bảo đảm về số lượng, đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  4. Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục:
    • Đối với trường mầm non tư thục, mức đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.Đối với trường hợp trường mầm non tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản này;
    • Đối với trường mầm non công lập, dân lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc cộng đồng dân cư ở cơ sở chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định.
  5. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Điều kiện khi hoạt động trường mầm non

 

C. Thủ tục xin cấp phép thành lập và hoạt động của trường mầm non tư thục

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp

Thành lập công ty

Thực hiện đăng ký doanh nghiệp với mã ngành sau:

Giáo dục nhà trẻ 8511
Giáo dục mẫu giáo 8512

Quý khách tham khảo thêm cách tra cứu ngành nghề, vốn điều lệ.

Hồ sơ được nộp tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên/cổ đông (đối với trường hợp Công ty TNHH và Công ty Cổ phần);
  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là cá nhân:
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu
  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức:
    • Bản sao y Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập;
    • Quyết định cử người đại diện theo ủy quyền;
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

Bước 2: Đăng ký con dấu

Bước 3: Thực hiện những nghĩa vụ sau khi có Giấy phép

Bước 4: Xin phép thành lập trường mầm non tư thục

Sau khi đảm bảo đủ các điều kiện ở Mục A bài viết này, quý khách chuẩn bị một bộ hồ sơ để xin cấp phép thành lập trường mầm non tư thục.

Hồ sơ nộp tại:

Ủy ban nhân dân cấp Huyện nơi đặt trường mầm non tư thục

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Tờ trình đề nghị thành lập nêu rõ:
    • Sự cần thiết thành lập;
    • Tên trường;
    • Địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
  • Đề án thành lập cần nêu rõ:
    • Dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo;
    • Có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn;
    • Xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương;
    • Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục;
    • Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị;
    • Tổ chức bộ máy hoạt động, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; nguồn lực và tài chính;
    • Quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp.

Thời gian xử lý:

  • 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ => Thẩm định hồ sơ;
  • 15 ngày làm việc tiếp theo => Có ý kiến, trình cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện;
  • 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định nếu hồ sơ đủ điều kiện thì ra quyết định thành lập hoặc từ chối thì phải nêu rõ lý do.

Lưu ý:

  • Sau thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non có hiệu lực, nếu trường mầm non không được cho phép hoạt động giáo dục thì Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường.
  • Trường hợp trường mầm non chuyển địa điểm hoạt động giáo dục thì phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non, cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục quy định tại Nghị định này. Trong đề án (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này), trường mầm non phải cam kết kế thừa các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của trường mầm non đề nghị chuyển địa điểm.

Bước 5: Cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục

Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường mầm non.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
  • Bản sao Quyết định thành lập được cấp ở Bước 4;
  • Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm:
    • Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo;
    • Danh sách đội ngũ giáo viên, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo;
    • Hợp đồng làm việc được ký giữa trường và giáo viên, cán bộ quản lý.
  • Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
  • Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;
  • Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường mầm non với thời hạn tối thiểu 05 năm;
  • Văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư do nhà trường đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đăng ký hoạt động giáo dục;
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và trẻ em; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Trình tự thực hiện:

  • Trong 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ => Thẩm định hồ sơ;
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế => Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện => ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục, nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ nêu rõ lý do.

Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)