Thành lập công ty ngành dịch vụ logistic năm 2021

Với sự dự báo năm 2020 từ Ngân hàng thế giới (World Bank), Việt Nam đang là nơi thu hút của các nhà đầu tư bởi tốc độ tăng trưởng vượt bật; và dự báo theo kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 623 tỷ USB. Điều đó tạo lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Do đó, nhu cầu thành lập công ty kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam đang tăng cao đối với cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Thành lập công ty ngành dịch vụ logistic, khai thuế hải quan năm 2021
Thành lập công ty ngành dịch vụ logistic năm 2021

Trong bài viết hôm nay, Việt Luật sẽ cung cấp thông tin liên quan đến quy trình, thủ tục và điều kiện thành lập công ty cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực Logistics, khai thuế hải quan hiểu rõ để dễ dàng tiến hành kinh doanh tại Việt Nam.

I. Cơ sở pháp lý:

II. Công ty Logistics là gì?

Công việc của các công ty Logistics là lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra.

III. Điều kiện để thành lập công ty Logistics tại Việt Nam

  • Tất cả các trang thiết bị phải được trang bị đầy đủ;
  • Cần đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật;
  • Có giấy đăng ký hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực logistics hợp lệ;
  • Đảm bảo về đội ngũ kỹ thuật cũng như đội ngũ nhân viên theo quy định.
  • Nếu là chủ đầu tư nước ngoài đầu tư vào việc thành lập công ty Logistics tại Việt Nam thì đạt yêu cầu về:
    • Góp vốn theo đúng quy định và máy móc, thiết bị phục vụ công việc;
    • Đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và;
    • Đảm bảo kiến thức của đội ngũ nhân viên.

Các mã ngành nghề liên quan đến lĩnh vực dịch vụ logistics:

Mã ngành

Tên ngành

7710

Cho thuê xe có động cơ

4653

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp

4659

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

4933

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Chi tiết: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển)

5012

Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

chi tiết: kinh doanh vận tải đường biển

5022

Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa

5222

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

chi tiết: Hoạt động liên quan đến vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng đường thủy (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển).

5224

Bốc xếp hàng hóa

(trừ bốc xếp hàng hóa cảng hàng không)

5229

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Chi tiết: Gửi hàng, giao nhận hàng hóa; dịch vụ vận tải đa phương thức (trừ đường hàng không); dịch vụ logistics (trừ đường hàng không); Đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải. dịch vụ đại lý tàu biển; Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ môi giới hàng hải và các dịch vụ hàng hải khác (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển và hoạt động liên quan đến vận tải hàng không). đại lý vận chuyển hàng hóa

7120

Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

Chi tiết: Giám định, kiểm định chất lượng hàng hóa

8292

Dịch vụ đóng gói

5210

Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

chi tiết: Hoạt động lưu giữ hàng hóa (trừ kinh doanh kho bãi)

Đối với hoạt động kinh doanh kho bãi, yêu cầu vốn phải từ 20 tỷ trở lên thì doanh nghiệp mới được đăng ký chức năng này.

IV. Các loại vốn cần thực hiện

Thông thường, khi mở một công ty logicstic bạn cần lưu ý những vấn đề về vốn như:

  • Vốn điều lệ
  • Vốn pháp định
  • Vốn ký quỹ
  • Vốn đầu tư

1. Vốn điều lệ:

Lĩnh vực kinh doanh logistic không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa. Bạn có thể chỉ cần kê khai vốn điều lệ khoảng vài triệu đồng đã có thể thành lập công ty.

2. Vốn pháp định:

Mức vốn pháp định trong lĩnh vực logistic cũng không có quy định; vì thế bạn chỉ cần kê khai phù hợp với khả năng và điều kiện của công ty.

3. Vốn ký quỹ:

Hiện nay thì chưa có quy định về vốn kỹ quỹ của công ty logicstics ở Việt Nam nên doanh nghiệp cũng không cần quá quan tâm đến loại vốn này.

4. Vốn đầu tư:

Trong trường hợp thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo vốn đầu tư được đóng góp đúng thời hạn và đầy đủ theo cam kết.

Vốn đầu tư cũng cần phù hợp với quy mô của từng dự án nhất định.

V. Quy trình thủ tục thành lập công ty

1. Công ty vốn đầu tư tại Việt Nam

Đối với doanh nghiệp thành lập 100% vốn trong nước, ngoài việc tiến hành thành lập doanh nghiệp theo thủ tục Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP, nhà đầu tư phải được cấp Giấy phép kinh doanh một số dịch vụ của Logistics tại các cơ quan có thẩm quyền.

Các bước thành lập doanh nghiệp bao gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hồ sơ sẽ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối;
  • Giấy ủy quyền cho Việt Luật.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp

Khắc dấu thành lập công ty logistic và khai thuế hải quan
Khắc dấu thành lập công ty logistic và khai thuế hải quan

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Khi muốn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trước tiên cần phải được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam.

Để được phép đầu tư thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư phải xem xét:

  • Nếu nhà đầu tư thuộc quốc gia, lãnh thổ nằm trong Điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên và có cam kết mở cửa thị trường; Nhà đầu tư phải tham khảo Biểu cam kết của Việt Nam trong Điều ước đó.
  • Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu.
  • Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam (mục a khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP).

Các bước thành lập doanh nghiệp bao gồm:

Bước 1: Nhà đầu tư thực hiện nộp hồ sơ đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết trực tuyến

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
  • Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác có giá trị pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm:
    • Nhà đầu tư thực hiện dự án;
    • Mục tiêu đầu tư;
    • Quy mô đầu tư;
    • Vốn đầu tư và Phương án huy động vốn;
    • Địa điểm và tiến độ đầu tư;
    • Nhu cầu về nhân sự.
  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc thỏa thuận thuê địa điểm;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cung cấp một tài khoản cho nhà đầu tư truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài; để giám sát quá trình tiến hành sau khi nhận được hồ sơ từ phía doanh nghiệp.

Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ sử dụng Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để phản hồi kết quả của hồ sơ.

Lưu ý: Đối với các dịch vụ Logistics mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường sẽ không đòi hỏi phải được cấp Giấy phép kinh doanh như vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển, dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển,…

Nếu quý doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí và thời gian nhưng vẫn đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật thì hãy đến với Việt Luật. Để chi tiết hơn về chi phí thành lập công ty, các bạn có thể tham khảo bài viết xem thêm.

>> Xem thêm: Chi phí thành lập doanh nghiệp mới nhất<<

Thành Lập Công Ty Trọn Gói Tại Việt Luật

HỖ TRỢ SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI TẠI VIỆT LUẬT:

Việt Luật hiểu rõ sự khó khăn và những thắc mắc trong vấn đề pháp lý của các doanh nghiệp mới thành lập, Công ty tư vấn Việt Luật sẽ hỗ trợ và tư vấn tường tận những câu hỏi của quý khách hàng về các vấn đề sau khi thành lập công ty như:

  • MIỄN PHÍ BÁO CÁO THUẾ 03 THÁNG
  • Tặng bộ ly thủy tinh cao cấp
  • Tư vấn cho khách hàng về các hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax).
  • Soạn thảo các hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm:
    • Điều lệ;
    • Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật;
    • Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
    • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
    • Chứng nhận sở hữu cổ phần;
    • Sổ cổ đông;
    • Thông báo lập sổ cổ đông…
  • Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email).
  • Tư vấn khởi nghiệp giúp bạn an tâm hơn khi thành lập mới công ty

Các dịch vụ khác của Việt Luật

Công Ty TNHH Tư Vấn Xúc Tiến Đầu Tư Việt Luật có thâm niên hơn 15 năm và hỗ trợ cho hơn 100.000 lượt khách trong vấn đề Thành lập doanh nghiệp, chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp: Tư vấn thành lập VPĐD, Đầu tư nước ngoài, Thay đổi nội dung ĐKKD,… Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý và đưa ra giải pháp cho mọi vướng mắc để tiết kiệm chi phí, thời gian tối đa cho bạn.

Tham khảo thủ tục thành lập doanh nghiệp theo các loại hình:

+ Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

+ Thành lập công ty TNHH Một thành viên

+ Thủ tục thành lập công ty TNHH Hai thành viên trở lên

+ Thành lập công ty cổ phần

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

  • Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)
  • Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
  • Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

Việt Luật - hân hạnh được hỗ trợ quý khách trong việc thành lập doanh nghiệp

5/5 - (2 bình chọn)