Xử lý phần vốn góp khi thành viên chết như thế nào?

Trong quá trình công ty hoạt động, nhiều yếu tố tác động sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình kinh doanh. Ngoài những sự việc bên ngoài thị trường, thì những quyết định nội bộ vô cùng quan trọng. Vậy một số trường hợp đặc biệt phần vốn góp của thành viên sẽ xử lý ra sao? Cụ thể là phần vốn góp khi thành viên chết, công ty cần làm gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Xử lý phần vốn góp khi thành viên chết

Mục lục

Cơ sở pháp lý (kể từ ngày 01/03/2024)

  • Bộ Luật dân sự 2015;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Các văn bản khác có liên quan.

Thành viên chết thì phần vốn góp sẽ xử lý ra sao?

Theo quy định tại Khoản 1, 5 – Điều 53 – Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 622 – Bộ Luật Dân sự 2015, khi thành viên chết thì phần vốn góp được xử lý như sau:

  1. Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật (sau đây gọi chung là người thừa kế) sẽ trở thành thành viên công ty.
  2. Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Trường hợp 1, nếu người thừa kế không muốn trở thành thành viên thì phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Thừa kế theo di chúc khi thành viên chết

Theo quy định tại Điều 624 – Bộ Luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Do đó, khi thành viên chết nếu để lại di chúc, thì người có tên trong di chúc sẽ được thừa kế khoản vốn góp vào công ty và trở thành thành viên hợp pháp của công ty.

Tuy nhiên, di chúc phải hợp pháp theo quy định của Điều 630 – Bộ Luật dân sự 2015, tức là đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Thừa kế theo pháp luật khi thành viên chết

Theo quy định tại khoản 1 – Điều 650 – Bộ Luật dân sự 2015 thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp.

Hàng thứ kế theo pháp luật tại Điều 651 – Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Lưu ý:

  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau;
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, cần xác định được phần vốn góp của thành viên chết tham gia vào công ty là trước hay sau thời kỳ hôn nhân, theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014:

  • Trong trường hợp thành viên công ty tham gia góp vốn trước thời kỳ hôn nhân hoặc trong thời kỳ hôn nhân nhưng có thỏa thuận khoản vốn góp là tài sản riêng của thành viên thì chỉ thành viên đó là chủ sở hữu phần vốn góp.
  • Trường hợp khoản vốn góp được góp trong thời kỳ hôn nhân mà không có bất kỳ thỏa thuận hoặc giấy tờ chứng minh nào thì mặc nhiên nhận định đây là tài sản chung của vợ chồng => Thì phần vốn góp của thành viên chết chỉ xử lý một nửa.

Thủ tục xử lý phần vốn góp khi thành viên chết (kể từ 01/03/2024)

Dịch vụ Việt Luật

Bước 1: Họp mặt những người thừa kế

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

  • Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
  • Cách thức phân chia di sản.

=> Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Bước 2: Thỏa thuận phân chia tài sản

  • Trường hợp có di chúc:
    • Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc;
    • Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    • Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
  • Trường hợp phân chia theo pháp luật:
    • Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật;
    • Nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

=> Kết quả của việc phân chia này là Thỏa thuận phân chia tài sản.

Bước 3: Công chứng thỏa thuận phân chia tài sản

Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc đến Tổ chức hành nghề công chứng để công chứng bản thảo thuận trên, kèm theo các giấy tờ sau:

  • Trường hợp thừa kế theo pháp luật: giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản
  • Trường hợp thừa kế theo di chúc: bản sao di chúc.

Kèm một số giấy tờ sau:

  • Giấy chứng tử của thành viên đã chết;
  • Giấy khai sinh của thành viên đã chết;
  • Giấy chứng tử của cha, mẹ thành viên đã chết (nếu có);
  • Giấy chứng nhận kết hôn của thành viên (nếu có);
  • Khai sinh của tất cả các người con của thành viên đã chết (nếu có);
  • Căn cước công dân những người còn sống.

Bước 4: Niêm yết văn bản thỏa thuận phân chi di sản

Để xác định di sản là tài sản của người chết để lại, xác định quan hệ nhân thân của người để lại di sản được thông qua việc niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản theo quy định tại Điều 18 Nghi định số 29/2015/NĐ-CP.

Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

Bước 5: Nộp hồ sơ thông báo thay đổi thành viên do thừa kế taị Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở

Giảm vốn điều lệ công ty

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Danh sách thành viên công ty;
  • Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế (ở bước 4)
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người thừa kế là cá nhân;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người thừa kế là tổ chức;
  • Giấy chứng tử của thành viên đã chết.

Thời gian xử lý hồ sơ:

Từ 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục công ty mua lại phần vốn góp khi người thừa kế không muốn trở thành thành viên

Trường hợp khi thành viên chết, nếu người thừa kế không muốn trở thành thành viên công ty thì công ty phải mua lại phần vốn góp.

=> Điều này dẫn đến tình trạng giảm vốn điều lệ nên được xem là một trong những hình thức thoái vốn của công ty.

Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty được tiến hành như sau:

Bước 1: Tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Soạn hồ sơ và hướng dẫn khách hàng ký tên

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu Phụ lục I-6 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty;
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty;
  • Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ khi giảm vốn điều lệ;
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực;

Kèm theo: Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở

Hình thức nộp: Trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với thông tin mới

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, quý khách sẽ được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thủ tục chuyển nhượng vốn khi thành viên không muốn trở thành thành viên công ty

Trường hợp người thừa kế không muốn trở thành thành viên công ty thì sau bước 5 – thay đổi thành viên tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, thì tiến hành hồ sơ chuyển nhượng vốn như sau:

  • Thành viên chuyển nhượng phần vốn góp tiến hành chào bán phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán.
  • Công ty tiến hành làm thủ tục Thông báo thay đổi thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên do chuyển nhượng phần vốn góp.

Bước 1: Tư vấn các quy định có liên quan và soạn hồ sơ

Hồ sơ Thông báo thay đổi thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu);
  • Biên bản họp hội đồng thành viên;
  • Quyết định của hội đồng thành viên;
  • Danh sách thành viên;
  • Hợp đồng chuyển nhượng, biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
  • Bản công chứng chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn thời hạn của cá nhân nhận chuyển nhượng;
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở

Hình thức nộp: Trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với thông tin mới

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, quý khách sẽ được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn

Dịch vụ kế toán Việt Luật

1. Đối với cá nhân cư trú:

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp được xác định theo công thức:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%

Trong đó:

– Thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.

– Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – (giá mua của phần vốn chuyển nhượng + chi phí hợp lý việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn

– Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.

– Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn

2. Đối với cá nhân không cư trú

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Tổng số tiền nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam x 0.1%

Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)