Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phân bón từ năm 2024

Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Vậy khi nào mới cần xin giấy phép nhập khẩu phân bón cần lưu ý những điểm gì? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm: Điều kiện, thủ tục thành lập công ty bán buôn phân bón

TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN XIN PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN?

Theo quy định tại khoản 2 – Điều 44 – Luật Trồng trọt thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong trường hợp sau đây:

  1. Phân bón để khảo nghiệm;
  2. Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
  3. Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
  4. Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu;
  5. Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
  6. Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
  7. Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác;
  8. Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Xin cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I
  • Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm:
    • Loại phân bón;
    • Tên phân bón;
    • Dạng phân bón;
    • Hướng dẫn sử dụng;
    • Phương thức sử dụng;
    • Thời hạn sử dụng;
    • Cảnh báo an toàn;
    • Chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm.
  • Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (đối với trường hợp nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm);
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với các trường hợp còn lại).

Cơ quan có thẩm quyền:

Cục trồng trọt – Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian xử lý:

  • Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
  • Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn của Quyết định Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn.

Bước 3: Nộp hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I;
  • Bản chụp các giấy tờ sau:
    • Hợp đồng mua bán;
    • Danh mục hàng hóa kèm theo (ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng);
    • Hóa đơn hàng hóa;
    • Vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).

Cơ quan có thẩm quyền:

Cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có phòng thử nghiệm đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo pháp luật và được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền theo từng giai đoạn.

Thời gian xử lý:

Gửi 1 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền => Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước xác nhận vào đơn đăng ký và tiến hành lấy mẫu theo quy định => Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân.

Bước 4: Xin cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I;
  • Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g)
  • Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân bón;
  • Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm đ);
  • Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm e);
  • Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm h).

Cơ quan có thẩm quyền

Cục trồng trọt – Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian xử lý

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN GIẢM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN NHẬP KHẨU

Theo quy định tại khoản 3 – Điều 21 – Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định quản lý phân bón thì chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu trong trường hợp sau:

  • Chế độ miễn giảm kiểm tra được áp dụng đối với phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu. Khối lượng của mỗi lần nhập khẩu sau không được vượt quá tổng khối lượng của 3 lần nhập khẩu liên tiếp sử dụng làm căn cứ miễn giảm kiểm tra.
  • Thời hạn miễn giảm kiểm tra là 12 tháng. Tần suất lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này đối với phân bón được áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra tối đa 20% trong vòng 01 năm do cơ quan kiểm tra lựa chọn ngẫu nhiên.

CÁC LOẠI PHÂN BÓN KHÔNG PHẢI KHẢO NGHIỆM

Theo quy định tại Khoản 2 – Điều 39 – Luật Trồng trọt thì các loại phân bón không phải khảo nghiệm bao gồm:

  • Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

 

Mọi thắc mắc, quý khách liên hệ lại để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

 

5/5 - (2 bình chọn)