Thủ tục thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh

Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người có trình độ chuyên môn y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có chứng chỉ hành nghề và được bổ nhiệm hoặc được phân công phụ trách chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là việc thay đổi người có trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật, tổ chức và quản lý các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Vậy thủ tục này được tiến hành như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo quy định trong bài viết dưới đây.

>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Thành lập công ty nước ngoài

Quyết định của Sở Y tế về việc thay đổi người chuyên môn kỹ thuật
Quyết định của Sở Y tế về việc thay đổi người chuyên môn kỹ thuật

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009.
  • Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh.  
  • Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Thông tư 59/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực y tế.

QUY TRÌNH NỘP HỒ SƠ THAY ĐỔI NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHUYÊN MÔN CỦA CƠ SỞ KBCB

Dịch vụ của Việt Luật
Dịch vụ của Việt Luật

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Khách hàng chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định tại Khoản 6 – Nghị định 106/2016/NĐ-CP thì khi cơ sở khám bệnh chữa bệnh thay đổi người đứng đầu, người chịu trách nhiệm chuyên môn thì tài liệu cần cung cấp bao gồm:

  • Quyết định bãi nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở trước đây;
  • Quyết định bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người được bổ nhiệm chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của người được bổ nhiệm chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Giấy xác nhận quá trình đã hành nghề 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 10 Phụ lục XI;
  • Bản gốc Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp.

Bước 3: Việt Luật soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên

Bước 4: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

  • Nộp hồ sơ tại trang thông tin điện tử dịch vụ công nơi cơ sở khám chữa bệnh đặt trụ sở (scan màu toàn bộ tài liệu và tải file lên);
  • Sau khi được chấp thuận trên hệ thống, hồ sơ sẽ được đóng tập và gửi bằng đường bưu điện về Sở Y tế nơi cơ sở khám bệnh chữa bệnh đặt trụ sở.

Trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện, 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ  và thẩm định tại cơ sở để cấp GPHĐ:

  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
  • Trường hợp không cấp GPHĐ, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.

Lệ phí nhà nước: 1.500.000 VNĐ – Theo quy định tại Thông tư 59/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực y tế.

Bước 5: Bàn giao Giấy phép hoạt đông cho khách hàng

Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh chữa bệnh
Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh chữa bệnh

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý CƠ SỞ KHÁM BỆNH CHỮA BỆNH KHI ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

  • Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được cấp một giấy phép hoạt động. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiều địa điểm hoạt động thì mỗi địa điểm đều phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23 Nghị định 106/2016/NĐ-CP này và được cấp một giấy phép hoạt động.
  • Bản sao hợp lệ giấy phép hoạt động và hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động được lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động.
  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cấp giấy phép hoạt động phải có biển hiệu theo quy định của pháp luật về biển hiệu, không sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trên biển hiệu và có đủ các thông tin cơ bản sau đây:
    • Tên đầy đủ của cơ sở, số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
    • Địa chỉ của cơ sở ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; số điện thoại.
    • Thời gian làm việc hằng ngày.

NHỮNG ĐIỂM NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CẦN LƯU Ý

1. Người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Người hành nghề chỉ được đăng ký làm người phụ trách một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Không được đồng thời làm người phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

3. Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể kiêm nhiệm phụ trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề đã được cấp.

4. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ.

5. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước không được đăng ký làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.

6. Người hành nghề đã đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký hành nghề ngoài giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

7. Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau và tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ theo quy định của Bộ luật lao động. Người hành nghề phải bảo đảm hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký.

8. Người hành nghề đã đăng ký hành nghề ở một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ luân phiên người hành nghề, khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc thực hiện kỹ thuật chuyên môn theo hợp đồng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhau thì không phải đăng ký hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)