Thủ tục thành lập trường mầm non tư thục năm 2023

Hiện nay, tình trạng nhập học ở các trường công lập đang có tỉ lệ chọi khá cao vì liên quan đến tình hình thường trú, tạm trú, cho nên, nhu cầu mở trường mầm non tư thục ngày càng được phát triển vì nó là hệ thống giáo dục phù hợp cho mọi tầng lớp trong xã hội, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình… Bài viết dưới đây là những quy định liên quan đến việc mở trường mầm non, Việt Luật mời quý bạn đọc tham khảo.

điều kiện thành lập trường mầm non tư thục

A. Điều kiện thành lập trường mầm non tư thục

Được quy định tại Điều 3 – Nghị định 46/2017/NĐ-CP

  • Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Đề án thành lập phải có đầy đủ:
    • Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục;
    • Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường;
    • Tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính;
    • Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

B. Điều kiện hoạt động của trường mầm non tư thục

Điều kiện khi hoạt động trường mầm non

Được quy định tại Điều 5 – Nghị định 46/2017/NĐ-CP

1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

2. Cơ sở vật chất:

    • Trường được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
    • Diện tích khu xây dựng:
      • Diện tích xây dựng;
      • Diện tích sân chơi;
      • Diện tích cây xanh, đường đi.
      • Tổng các diện tích trên bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã);
      • Tổng các diện tích trên bình quân tối thiểu 8m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo.
    • Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích xây dựng bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định;
    • Có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
    • Có thể thuê một phần hoặc toàn bộ quỹ nhà và cơ sở hạ tầng của Nhà nước để tổ chức hoạt động giáo dục;
    • Trường hợp thuê trang thiết bị giáo dục chưa sử dụng hết công suất của cơ sở sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
    • Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài;
    • Cơ cấu khối công trình:
      • Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;
      • Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
      • Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho;
      • Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
      • Sân chơi gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung.
    • Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Nhân sự

Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục

4. Tài chính

Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, ngoài ra theo quy định tại Điều 20 – Thông tư 13/2015/TT-BGDDT thì:

  • Trường hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện góp vốn, tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi;
  • Thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và những quy định hiện hành khác liên quan;
  • được phép huy động vốn dưới hình thức đóng góp cổ phần, góp vốn từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước.

Nguồn tài chính:

  • Vốn góp của tổ chức, cá nhân thành lập trường và nguồn tài chính bổ sung từ kết quả hoạt động hàng năm của nhà trường;
  • Học phí, lệ phí thu từ người học theo quy định của pháp luật;
  • Lãi tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng;
  • Các khoản đầu tư, tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
  • Vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân;
  • Hỗ trợ từ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao;
  • Các khoản thu hợp pháp khác.

5. Cơ cấu tổ chức

Có quy chế tổ chức và hoạt động phù hợp, theo quy định tại Điều 6 – Thông tư 13/2015/TT-BGDDT thì trường mầm non có cơ cấu tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm:

  • Hội đồng quản trị (nếu có);
  • Ban Kiểm soát;
  • Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng;
  • Tổ chuyên môn;
  • Tổ văn phòng;
  • Tổ chức đoàn thể;
  • Các nhóm, lớp.

C. Thủ tục xin cấp phép thành lập và hoạt động của trường mầm non tư thục

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp

Thành lập công ty

Thực hiện đăng ký doanh nghiệp với mã ngành sau:

Giáo dục nhà trẻ 8511
Giáo dục mẫu giáo 8512

Quý khách tham khảo thêm cách tra cứu ngành nghề, vốn điều lệ.

Hồ sơ được nộp tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên/cổ đông (đối với trường hợp Công ty TNHH và Công ty Cổ phần);
  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là cá nhân:
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu
  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức:
    • Bản sao y Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập;
    • Quyết định cử người đại diện theo ủy quyền;
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

Bước 2: Đăng ký con dấu

Bước 3: Thực hiện những nghĩa vụ sau khi có Giấy phép

Bước 4: Xin phép thành lập trường mầm non tư thục

Sau khi đảm bảo đủ các điều kiện ở Mục A bài viết này, quý khách chuẩn bị một bộ hồ sơ để xin cấp phép thành lập trường mầm non tư thục theo quy định tại Điều 4 – Nghị định 46/2017/NĐ-CP

Hồ sơ nộp tại:

Ủy ban nhân dân cấp Huyện nơi đặt trường mầm non tư thục

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Tờ trình đề nghị thành lập nêu rõ:
    • Sự cần thiết thành lập;
    • Tên trường;
    • Địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
  • Đề án thành lập cần nêu rõ:
    • Dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo;
    • Có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn;
    • Xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương;
    • Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục;
    • Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị;
    • Tổ chức bộ máy hoạt động, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; nguồn lực và tài chính;
    • Quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp.

Thời gian xử lý:

  • 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ => Thẩm định hồ sơ;
  • 15 ngày làm việc tiếp theo => Có ý kiến, trình cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện;
  • 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định nếu hồ sơ đủ điều kiện thì ra quyết định thành lập hoặc từ chối thì phải nêu rõ lý do.

Bước 5: Xin cấp giấy phép hoạt động khi thành lập trường mầm non tư thục

Thủ tục được quy định tại Điều 6 – Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
  • Bản sao Quyết định thành lập được cấp ở Bước 4;
  • Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm:
    • Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo;
    • Danh sách đội ngũ giáo viên, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo;
    • Hợp đồng làm việc được ký giữa trường và giáo viên, cán bộ quản lý.
  • Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
  • Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;
  • Xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở với thời hạn thuê tối đa 5 năm;
  • Xác nhận về số tiền hiện có do trường đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường;
  • Phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động trong gia đoạn 5 năm bắt đầu từ khi được tuyển sinh.
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

Trình tự thực hiện:

  • Trong 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ => Thẩm định hồ sơ;
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế => Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện => ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục, nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ nêu rõ lý do.

Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)